hội ở một xóm mới tổ chức được cơ sở Việt Minh, ông đã thấy phụ nữ đọc
thuộc lòng những câu thơ năm chữ trong lúc giã gạo hay kéo sợi.
Tháng 12 năm 1940 Võ Nguyên Giáp đi gặp một người thuộc dân tộc
Nùng. Đó là Chu Văn Tấn, sinh năm 1909 ở Thái Nguyên trong một gia
đình nông dân nghèo đông con. Chu Văn Tấn trở thành một thanh niên giác
ngộ cách mạng và được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1934 sau
khi được gia nhập Việt Minh ở chính làng ông. Võ Nguyên Giáp và Chu
Văn Tấn coi nhau như “những cốt cán”, có cảm tình với nhau và làm việc
với nhau rất ăn ý. Chẳng bao lâu Chu Văn Tấn trở thành một người chỉ huy
đội vũ trang cứu quốc quân. Năm 1944, Cứu quốc quân thống nhất với lực
lượng quân sự mới của Võ Nguyên Giáp. Chu Văn Tấn từng giữ chức Bộ
trưởng Quốc phòng đầu tiên của Việt Minh sau ngày Tuyên bố độc lập
2/9/1945, và sau này được phong quân hàm thượng tướng. Võ Nguyên Giáp
trở thành nhà chiến lược, còn Chu Văn Tấn trở thành một trong những chỉ
huy chiến dịch tốt nhất.
Họ dạy cho nông dân miền núi biết kết hợp hoạt động quân sự với hoạt
động chính trị - một nguyên tắc vẫn thường xuyên được áp dụng trong lịch
sử Việt Nam - là một bước cần thiết để tạo ra quân đội vững chắc. Võ
Nguyên Giáp quyết định chọn khoảng 40 thanh niên chưa đến 30 tuổi là
người dân tộc Nùng
để huấn luyện thành nhóm cán bộ Việt Minh đầu tiên.
Nhóm thanh niên đó theo học một lớp đào tạo cấp tốc trong 10 ngày
giữa một thung lũng yên tĩnh, trong một làng của người Nùng gần biên giới
Trung Quốc. Thức ăn chủ yếu là ngô, đêm ngủ ngoài trời. Một ngày bắt đầu
bằng việc kiếm củi cho dân bản. Sự giúp đỡ nhân dân ở địa phương chính là
cơ sở đào tạo về chính trị và cũng là cách để tranh thủ sự ủng hộ của nhân
dân.
Những thanh niên đó hiểu rằng muốn duy trì hoạt động lâu dài phải
triệt để giữ bí mật mọi hoạt động của mình. Do đó, ở những nơi đông người
và trong mọi tình huống, họ phải tuân theo 4 quy định: 1/ Ban ngày tuyệt đối