Không ngừng thay đổi hoặc bị tiêu diệt
Quy luật này cũng áp dụng trong thế giới kinh doanh, tài chính, chính trị
và các mối quan hệ ngày nay. Nó còn đúng ở quy mô quốc gia, doanh
nghiệp và mức độ cá nhân, như bạn và tôi. Bất kỳ thứ gì giữ nguyên hiện
trạng quá lâu, thì sẽ không bền vững lâu dài.
Trước khi bước sang thập kỷ 70, Thụy Sĩ là nước dẫn đầu thị trường thế
giới trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ đeo tay. Lượng sản phẩm nước này sản
xuất và bán ra chiếm 50% tổng số đồng hồ đeo tay trên toàn thế giới. Ngày
nay, thị phần của Thụy Sĩ giảm xuống chưa đến 3%. Chuyện gì đã xảy ra?
Chính việc phát minh ra những chiếc đồng hồ kỹ thuật số (đồng hồ thạch
anh) đã nghiền nát phần lớn ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ cơ của
Thụy Sĩ.
Trớ trêu thay, chính một kỹ sư người Thụy Sĩ lại là cha đẻ của chiếc đồng
hồ kỹ thuật số (digital). Chàng kỹ sư này đã trình bày ý tưởng của mình cho
doanh nghiệp anh đang làm việc, giải thích cặn kẽ rằng anh đã phát minh ra
chiếc đồng hồ mang tính cách mạng thể hiện thời gian dưới dạng số và
không cần lên dây cót. Tuy nhiên, cấp trên đã chế giễu ý tưởng của anh và
nói, “chẳng ma nào bỏ tiền ra mua chiếc đồng hồ không có kim chỉ giờ.
Đúng là ngớ ngẩn!” Những người Thụy Sĩ này đã chắc mẩm sẽ không ai
quan tâm đến chiếc đồng hồ như vậy, thế nên họ vứt ý tưởng đó qua một
bên, thậm chí còn chẳng buồn đăng ký bằng sáng chế.
Vài năm sau đó, người Nhật (hãng Seiko) và người Mỹ (tập đoàn Texas
Instruments) phát hiện ra phát minh chưa được đăng ký bằng sáng chế này,
thế là họ sao chép ý tưởng và quyết định sản xuất hàng loạt. Chiếc đồng hồ
digital trở thành sản phẩm chấn động toàn cầu. Kết quả là doanh thu từ việc
kinh doanh đồng hồ đeo tay ở Nhật và Mỹ tăng cao trong khi ngành công
nghiệp đồng hồ ở Thụy Sĩ thất thu hàng triệu đô cùng rất nhiều người mất
việc. Bài học ở đây quá rõ ràng. Nếu cứ vin vào những niềm tin hạn hẹp
rằng mọi việc phải được thực hiện theo một hướng duy nhất thì dần dần ta