nói mang sắc thái trung lập hoặc vô cảm ấy, họ không nhận ra tác động của
chúng lên cảm xúc của mình ra sao. Nếu lúc nào bạn cũng đáp “không tệ”
thì bạn đang lập trình cho tâm trí và cơ thể cảm thấy “chả ra làm sao” hoặc
“không khỏe”.
Nhưng cũng câu hỏi đó đưa ra cho những người ngập tràn hạnh phúc, họ
sẽ đáp “tuyệt vời”, “quá đỉnh” hay “phơi phới”. Đó không phải là sự trùng
hợp ngẫu nhiên. Nhờ những từ ngữ mạnh mẽ và tích cực trong giao tiếp, họ
buộc trí óc mình suy nghĩ lạc quan và thoải mái. Vậy thì còn chần chờ gì
nữa, hãy tập thói quen ấy ngay hôm nay.
5) Cười lên
Rất đơn giản, cười lên sẽ giúp bạn vui hơn nhiều. Ta hãy cùng làm một
bài kiểm tra nho nhỏ. Tôi muốn bạn cười toe toét ngay lập tức mà chẳng
cần lý do gì cả. Thử đi nào!
Bạn có thấy vui vẻ hơn không? Nếu bạn thật sự làm hết sức, tôi chắc
chắn bạn cảm nhận được sự thay đổi cảm xúc. Thay đổi nét mặt làm thay
đổi trạng thái cảm xúc. Khi chúng ta cười và hít thở sâu, não bộ sẽ phóng
thích các hóa chất như Serotonin và Endorphins vào cơ thể làm ta trở nên
vui vẻ. Hãy ý thức cười nhiều hơn và bạn sẽ biến nó thành một thói quen
tuyệt vời.
6) Đi tìm nhân tố tốt đẹp trong ý định của người khác và bớt
phán xét
Trong cuộc sống, sẽ có những lúc người khác có những hành động khiến
bạn phật ý. Họ chạy xe lấn sang làn đường của bạn, ăn nói thô lỗ, ngó lơ
hoặc chống đối bạn.
Trong những trường hợp đó, đa số sẽ chỉ trích ngay lập tức và nổi giận
đùng đùng. Một ví dụ nho nhỏ, bạn đang ở nhà hàng và muốn gọi phục vụ,
nhưng người này đáp trả bằng giọng bất lịch sự, “tôi đang bận… tôi sẽ quay
lại sau.”
Tại thời điểm đó, chúng ta có thể bùng nổ: “Thứ thô lỗ cộc cằn! Sao nó
dám nói chuyện với mình giọng đó? Mình là khách hàng, mà khách hàng là