cảm, táo bạo lái. Tuy ít hơn về số lượng, nhưng anh em vẫn dũng mãnh lao
vào máy bay địch và chiến đấu quên mình.
Mãi đến tối, tướng Pơ-tu-khin, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn,
mới khôi phục được việc điều khiển các đơn vị không quân và chuyển sang
hoạt động có tổ chức. Chúng tôi được biết trong ngày hôm ấy, các chiến sĩ
lái đã bắn rơi 46 máy bay phát-xít. Nhưng cũng không ít chiến sĩ ta đã hy
sinh trong những trận không chiến không cân sức đó. Những cánh chim
ưng xô-viết không tiếc thân mình để tạo nên chiến thắng, đã dũng cảm lao
vào trận đánh với kẻ thù đang có ưu thế lớn. Ngay trong những giờ phút
đầu tiên của chiến tranh, trên bầu trời thành phố biên giới Rô-vơ-nô của U-
cra-i-na đã có một chiến sĩ đâm vào máy bay địch Đó là trung úy I. I. I-va-
nốp, đoàn viên thanh niên cộng sản. Chính trị viên trưởng phi công C. X.
Xéc-đi-út-xki cũng đã bắn rơi hai máy bay phát-xít. Đại úy X. P. Giu-cốp,
phi đội trưởng trung đoàn máy bay ném bom 86, một mình chọi với ba máy
bay tiêm kích phát-xít, đã bắn rơi được một chiếc, nhưng máy bay của đồng
chí cũng bị trúng đạn. Đồng chí nhảy dù và vất vả lắm mới về được tới sân
bay, nhưng vừa băng bó vết thương xong, đồng chí đã bay đi chiến đấu
ngay. Đại úy I. I. Gây-bô cùng với một tốp vài chiếc, đã tiến công 18 máy
bay ném bom phát-xít và buộc chúng phải tháo chạy. Chỉ ít lâu sau, trong
lúc yểm hộ cho máy bay bị thương, đồng chí đã lái chiếc I-16 lao vào công
kích hai chiếc “Mét-xơ-smít” và cứu được đồng đội. Có biết bao tấm gương
đáng tự hào như vậy.
Cho đến cuối ngày, tình hình ở phương diện quân chúng tôi vẫn rất
nghiêm trọng. Nhưng ở một số khu vực, địch đã bị chặn lại. Điều đó đã tiếp
thêm sức mạnh, cho phép chúng tôi hy vọng vào những điều tốt đẹp hơn.