vực cố thủ, tiêu hao lực lượng địch, rồi sẽ đánh đuổi chúng đến tận Béc-
lin”.
Chính vì thế, tất cả chúng tôi, từ người chiến sĩ đến tư lệnh phương diện
quân, đều tin tưởng chắc chắn rằng chúng tôi sẽ chặn được địch ở tuyến
những khu vực cố thủ cũ. Không một ai có ý nghĩ còn phải tiếp tục rút lui.
Nhiệm vụ đặt ra thật phức tạp, vì phải rút lui có tổ chức về tuyến mới
trước một kẻ địch mạnh đang bám sát gót chúng ta.
Với người ít am hiểu về quân sự thì rút lui có vẻ đơn giản hơn tiến công.
Nhưng, thực ra, không hoàn toàn như thế. Bên rút lui bao giờ cũng ở trong
tình thết bất lợi hơn. Việc rút lui giày vò người lính: đối với người chiến sĩ,
không gì đau khổ hơn là thấy kẻ địch lần này mạnh hơn mình, lại đang giày
xéo trên mảnh đất thân yêu của mình trong khi mình không thể làm gì hơn.
Còn khi tiến công, người chiến sĩ sẽ có tâm trạng hoàn toàn khác: những sự
kiện phát triển thắng lợi cổ vũ anh ta tiến lên phía trước, mỗi bước đi như
được tăng thêm sức mạnh.
Về mặt quân sự, rút lui là một việc chuyển quân rất phức tạp. Cần phải
mưu trí hơn địch để rút quân ngay trước mũi chúng mà không bị thiệt hại
đáng kể và bảo toàn được lực lượng để tiếp tục tích lũy lực lượng và giáng
trả những đòn đột kích mới. Tất cả những điều đó lại ở trong tình thế địch
đang nắm quyền chủ động, chưa biết chúng đang chuẩn bị những mũi đột
kích tiếp ở đâu và giăng bẫy ra sao.
Lê-nin đã dạy là không thể chiến thắng nếu không biết tiến công đúng và
rút lui đúng, và Người hay nhắc đi nhắc lại rằng điều quan trọng là khi cần,
phải biết rút lui có tổ chức thật tốt, sao cho bộ đội ít bị thiệt hại nhất và vẫn
giữ được nhiều lực lượng nòng cốt nhất. Lê-nin nói như vậy về đấu tranh
cách mạng, nhưng cũng hoàn toàn đúng trong hoạt động quân sự. Không
thể chiến thắng nếu không nắm được mọi phương tiện và hình thức đấu
tranh.
Có gì phải giấu giếm, trước chiến tranh, chúng ta chủ yếu chỉ học cách
tiến công, chứ chưa chú ý đúng mức đến một hình thức quan trọng là rút