– Đồng chí đại tá có thể yên tâm, - đại đội trưởng nói thêm, - những
chàng trai này tuy chưa qua thử thách, nhưng có thể tin cậy được. Anh em
đang ra sức tập bắn mục tiêu di động.
Lưu luyến chia thay những chiến sĩ săn xe tăng địch, chúng tôi đi đến
trận địa của các binh đội vừa tới thuộc sư đoàn bộ binh 147 đang được gấp
rút xây dựng. Sư đoàn trưởng Pô-tê-khin đón chúng tôi ở ngoại vi phía Tây
I-u-rốp-ca. Chúng tôi làm quen với nhau. Khuôn mặt gốc Nga, đôi mắt
sáng, giọng nói bình tĩnh không lên gân, tất cả điều đó làm cho mọi người
có cảm tình với vị đại tá năm mươi tuổi.
Sau khi báo cáo tỉ mỉ về tình hình của sư đoàn, Pô-tê-khin đề nghị chúng
tôi tới tiền duyên ở khu vực cố thủ. Chúng tôi tới các phân đội thuộc các
trung đoàn bộ binh 600 và 640. Khắp nơi sôi nổi công việc xây dựng các
tuyến phòng ngự.
Tiếp đó, chúng tôi tới cả các phân đội thuộc tiểu đoàn súng máy độc lập
28 do đại úy I. E. Ki-pô-ren-cô có vóc dáng hùng dũng chỉ huy.
Gần I-u-rốp-ca có điểm tựa “Crưm” gồm các hảo điểm kiên cố 205, 206
và 207. Chúng tôi tìm hiểu tỉ mỉ tình hình ở đây.
Như đã biết, khu vực cố thủ Ki-ép được xây dựng ngay từ những năm ba
mươi, vào thời đồng chí I. E. I-a-kia còn chỉ huy quân khu. Do ý nghĩa cực
kỳ quan trọng của Ki-ép là một trung tâm lớn về hành chính và chính trị,
nên người ta đã quyết định xây dựng một hệ thống công sự ở ngưỡng cửa
Ki-ép. Những hỏa điểm cố định bằng bê-tông cốt thép được xây dựng chủ
yếu theo một đường thẳng. Cần nói thêm rằng tới đầu chiến tranh thế giới
thứ hai thì trên thực tế, khu vực cố thủ này đã lạc hậu, không đáp ứng được
yêu cầu của hiện tại. Các hỏa điểm cố định không dự trữ được cơ số đạn đủ
dùng, không có đường dây liên lạc ngầm dưới đất giữa các hỏa điểm, hệ
thống thông gió kém. Cả phía trước các hỏa điểm cố định lẫn bên trong
tuyến phòng ngự đều không có vật cản chống xe tăng và chống bộ binh.
Do tiến hành xây dựng những khu vực cố thủ trên đường biên giới quốc
gia mới nên đến năm 1940, những công trình này ngừng hoạt động và các