trước tấm bản đồ. Cuối cùng, đồng chí bảo tướng Tu-pi-cốp:
– Lúc này, quân đoàn không thể khôi phục được hình thái như trước đây
nữa. Nhưng cũng không thể cho quân đoàn rút lui. Cần chi viện cho quân
đoàn bám trụ được ở những tuyến hiện nay.
– Vâng, - tham mưu trưởng đồng ý. – Nhưng yêu cầu Rô-gô-đơ-nưi phải
chi viện cho những tiểu đoàn đang bị bao vây trở về với đồng đội. Họ chỉ ở
cách có hai, ba ki-lô-mét thôi. Phải biết lợi dụng đêm tối. Quân đoàn phải
đứng vững. Nêu quân đoàn rút về phía sau thì lập tức mở đường cho địch
tiến tới các chỗ vượt sông Đni-ép-rơ.
Nhưng lấy gì để chi viện cho quân đoàn?
Chúng tôi cho mời tư lệnh lực lượng không quân. Kiếc-pô-nô-xơ lệnh
cho đồng chí sử dụng được càng nhiều càng tốt máy bay cường kích và
máy bay tiêm kích để chi viện và yểm hộ cho những binh đội của quân
đoàn.
Hơn hai giờ sáng, chúng tôi truyền cho quân đoàn trưởng chỉ lệnh: phải
kiên trì bám trụ trận địa để chiếm lĩnh, không cho địch tiếp tục tiến tới các
chỗ vượt sông Đni-ép-rơ. Chúng tôi cũng thông báo cho đồng chí biết là
đang gửi tới chỗ đồng chí hai đoàn tàu bọc thép ở Ki-ép, và đến sáng, quân
đoàn sẽ được không quân của phương diện quân chi viện.
Tiếc rằng tình hình ở hướng rất quan trọng này đối với chúng tôi mỗi giờ
một xấu thêm. Nắm được chỗ yếu trong tuyến phòng ngự của chúng tôi,
bọn phát-xít tung vào đó những lực lượng mạnh. Đến sáng ngày 31 tháng
Bảy, những binh đội lẻ tẻ thuộc sư đoàn bộ binh 165 bị đẩy lùi về hướng
Đông – Bắc, làm cho sư đoàn bộ binh 175 bị hở sườn, buộc sư đoàn phải
rút lui để tránh bị tiêu diệt.
Đến ngày 1 tháng Tám, địch tăng cường những lực lượng mới cho các sư
đoàn bội binh 71 và 95 của chúng đang tiến công ở đây. Những binh đội
thuộc quân đoàn 64 bị địch tiến công ngày càng mạnh, phải vừa chiến đấu,
vừa rút về trận địa thuộc khu vực cố thủ Ki-ép. Cả đơn vị nhỏ của tướng
Ma-tư-kin cũng vừa rút lui, vừa chiến đấu giữ từng tấc đất.