ra rằng Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao cho việc rút những đơn vị
thuộc Phương diện quân Tây – Nam về phía Đông là chưa đúng lúc. Về
phía mình, tôi cho rằng lúc này đã hoàn toàn bộc lộ rõ ý đồ của địch là vu
hồi và bao vây Phương diện quân Tây – Nam từ Nốp-gô-rốt – Xê-véc-xki
về hướng Nam và từ Crê-men-tsúc về hướng Bắc. Để phá vỡ ý đồ trên, cần
thành lập một cụm quân mạnh. Mà Phương diện quân Tây – Nam thì không
thể làm được việc đó.
Nếu về phía mình, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao lúc này không
có khả năng tập trung một cụm quân mạnh như thế, thì việc Phương diện
quân Tây – Nam rút lui là hoàn toàn đúng lúc. Biện pháp quy định cho Hội
đồng quân sự phương diện quân phải đưa ra phía trước hai sư đoàn của tập
đoàn quân 26, chỉ là biện pháp để hỗ trợ. Hơn nữa, tập đoàn quân 26 sẽ rất
suy yếu. Trên chính diện 150 ki-lô-mét chỉ còn ba sư đoàn bộ binh(X. M.
Bu-đi-ôn-nưi không tính đến ba sư đoàn nữa đang được thành lập.). Việc
chậm rút Phương diện quân Tây – Nam có thể dẫn đến tổn thất về quân số
và một số lớn phương tiện vật chất. Cùng lắm, nếu việc rút quân không
được xét lại, tôi đề nghị cho phép rút dù chỉ là bộ đội và số phương tiện kỹ
thuật phong phú của khu vực cố thủ Ki-ép; những lực lượng và phương tiện
này, tất nhiên, sẽ giúp Phương diện quân Tây – Nam chống lại việc bị bao
vây”.
Xét theo lời đề nghị của Tu-pi-cốp, Da-khơ-va-ta-ép và căn cứ vào bản
ghi những cuộc nói chuyện còn giữ lại được thì X. M. Bu-đi-ôn-nưi rất chú
ý theo dõi sự phát triển những sự kiện ở phương diện quân chúng tôi. Đồng
chí luôn luôn gọi Kiếc-pô-nô-xơ hoặc Tu-pi-cốp tới máy nói và hỏi về tình
hình ở các khu vực Cô-tô-nốp và Rôm-nư. Bộ tư lệnh phương diện quân
định kìm chân Gu-đê-ri-an cho tới khi các sư đoàn của Cô-xten-cô tiếp cận
đến như thế nào, và đã làm những gì để đưa tập đoàn quân 5 thoát vây.
Hôm ấy, giữa Bu-đi-ôn-nưi và Kiếc-pô-nô-xơ có cuộc nói chuyện sau đây:
– Đồng chí định tổ chức cung cấp cho bộ đội như htế nào, nếu địch cắt
đường vận chuyển của phương diện quân? - tổng tư lệnh hỏi.