chân để chấn chỉnh đội ngũ, tìm hiểu tình hình và lập kế hoạch hành động
tiếp theo. Tại làng này, đoàn quân của cơ quan tham mưu tập đoàn quân 5
được bộ phận còn lại của quân đoàn bộ binh 31 dưới quyền tướng Ca-li-
nin, yểm hộ, đã hợp nhất với chúng tôi.
Chúng tôi điểm lại lực lượng. Lúc này chỉ còn khoảng gần ba nghìn
người, sáu xe bọc thép của trung đoàn bảo vệ và mấy khẩu súng máy cao
xạ. Máy bay địch không để chúng tôi yên. Rất may là tổn thất không đáng
kể. Đáng buồn nhất là điện đài bị bom địch phá hỏng. Sợi chỉ cuối cùng nối
chúng tôi với các tập đoàn quân và bộ tham mưu của tổng tư lệnh không
còn nữa.
Kiếc-pô-nô-xơ triệu tập các cán bộ lãnh đạo đang có mặt ở Gô-rô-đi-si
trong một căn nhà nhỏ. Tướng Tu-pi-cốp báo cáo tình hình. Địch bao quanh
bốn phía. Dọc bờ Nam sông U-đai, nơi chúng tôi đang đóng ở cửa sông,
bọn Đức đang củng cố tuyến phòng ngự về phía Bắc; còn bờ Đông sông
Mơ-nô-ga đã bị những đơn vị xe tăng và cơ giới của Gu-đê-ri-an chiếm;
phía Bắc và Tây - Bắc chúng tôi, tất cả những điểm dân cư lớn cũng đã lọt
vào tay địch.
Nghe xong thông báo không vui đó, không ai nói gì. Kiếc-pô-nô-xơ phá
vỡ bầu không khí im lặng:
– Có một điều rõ ràng là phá vây. Chỉ còn phải xác định là đi theo hướng
nào.
Bây giờ, tôi không nhớ rõ là ai trong lúc đó đã đề nghị đêm tối sẽ vượt
sông Mơ-nô-ga ở gần Gô-rô-đi-si và trong đêm ấy sẽ tới Lô-khơ-vi-txa.
Tướng Tu-pi-cốp phản đối kịch liệt:
– Chính bọn Đức đang mong chúng ta như vậy. Chắc chắn chúng sẽ phục
kích ở bến cầu. Theo ý tôi, chúng ta cần đi dọc bờ sông lên phía trên và
vượt sông ở Tséc-nu-khi, cách đây 12 ki-lô-mét về phía Tây – Bắc.
Tướng Pô-ta-pốp ủng hộ Tu-pi-cốp:
– Chúng ta tin chắc rằng bọn Đức không bỏ qua một chiếc cầu nào bắc
qua sông. Đột phá ở Tséc-nu-khi còn lợi thế ở chỗ nó bất ngờ với địch. Hơn