huân chương chữ thập hiệp sĩ của ông ta. Bra-u-kích nổi cơn đau tim. Hít-le
cách chức một loạt tướng nổi tiếng của cụm các tập đoàn quân “Nam”,
trước tiên là tư lệnh tập đoàn quân 17, tướng bộ binh Phôn Sti-un-na-ghen.
Hít-le đặc biệt nổi khùng với viên tướng này…”.
Kẻ giơ đầu chịu báng cũng là một trong những viên tướng kỳ cựu nhất
của quân đội Đức – thống chế Run-stết, tổng tư lệnh cụm các tập đoàn quân
“Nam”. Thay hắn là con cáo già Phôn Rây-khơ-nao, tư lệnh tập đoàn quân
6.
Bộ máy tuyên truyền phát-xít lâm vào tình trạng rất khó xử. Vì từ ngày
21 tháng Mười một, nó đã làm rùm beng trước châu Âu là đã chiếm được
Rô-xtốp và tiêu diệt “các tập đoàn quân của Ti-mô-sen-cô”. Giờ đây lại
phải giải thích rằng những tập đoàn quân “đã bị tiêu diệt” đã giành lại Rô-
xtốp và đánh cho tơi tả viên tướng xe tăng Clai-xtơ đã được tâng bốc lên
tận mây xanh.
Và thế là bọn địch tung ra cái luận điệu không phải bội đội Liên Xô đã
chiếm lại được Rô-xtốp, mà do… cư dân thành phố. “Bọn bôn-sê-vích đã
kích động cư dân Rô-xtốp đấu tranh ở sau lưng quân đội Đức, do vấp phải
những phương thức đấu tranh trái với những quy tắc quốc tế, nên quân
Đức, sau khi chiếm được Rô-xtốp, đã nhận được lệnh từ giã nội thành Rô-
xtốp” (Thế mà trước đó vài ngày, bọn khoác lác Gơ-ben còn khẳng định là
cư dân Rô-xtốp đón chào quân Đức… với khóe mắt đẫm lệ vui mừng!).
Bản thông cáo kết thúc bằng lời kẽ: “Có thể bọn bôn-sê-vích sẽ ra thông
cáo là chúng đã chiếm lại được Rô-xtốp. Nhưng điều đó là hoàn toàn không
thể có”.
Song, bọn con cháu phát-xít của nam tước Mun-khao-den không thể làm
dư luận xã hội nhầm lẫn. Báo chí thế giới ghi nhận ý nghĩa to lớn về chiến
thắng của quân đội Liên Xô ở vùng Rô-xtốp trên sông Đôn. Xim-xôn, bình
luận viên của hãng thông tấn AP, viết: “Việc rút khỏi Rô-xtốp chắc chắn là
thất bại nặng nề nhất của quân Đức trong suốt cuộc chiến tranh”. Báo
“Đây-li Ni-út” nói với bạn đọc là “chỉ riêng việc rút khỏi Rô-xtốp đã là
chiến bại lớn nhất mà Hít-le phải chịu dựng trên tất cả các mặt trận trong