– Tổng tư lệnh đã giao cho tư lệnh tập đoàn quân 3 trách nhiệm cung cấp
cho quân đoàn của Cri-u-tsen-kin.
Chúng tôi đã quen điều này: cục hậu cần của Phương diện quân Tây –
Nam tự ý ngừng quan tâm đến cụm quân cơ động của chúng tôi. Ban đầu,
cục trút nhiệm vụ này cho chủ nhiệm hậu cần của tập đoàn quân 13, mà
khó khăn lắm đồng chí ấy mới hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Rồi
bây giờ, trong lúc chiến dịch diễn ra căng thẳng nhất thì việc cung cấp cho
cụm quân cơ động là đơn vị chủ công của cuộc tiến công lại được chuyển
sang cho cơ quan hậu cần của tập đoàn quân 3. Và thậm chí đến nay, chúng
tôi vẫn chưa bắt liên lạc được với cơ quan tham mưu của nó.
Ngày 12 tháng Mười hai, vòng vây những sư đoàn phát-xít càng siết
chặt. Và vòng vây càng siết chặt thì bọn Hít-le càng điên cuồng chống cự.
Song, bộ đội ta tránh tiến công vỗ mặt, mà khôn khéo cơ động đánh vu hồi
và chiếm các ổ đề kháng của địch từ phía sau. Chẳng hạn như, với cách
đánh ấy, ta đã chiếm được làng Pô-nô-ma-ri-ốp-ca, án ngữ cửa ngõ tới I-dơ-
man-cô-vô. Một tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh 331 do đại úy E. A.
Mê-khốp, nguyên chủ nhiệm hóa học của trung đoàn chỉ huy, đã công kích
vào làng trong hành tiến. Địch bắn trả mãnh liệt, buộc chiến sĩ ta phải nằm
xuống. Lúc đó, Mê-khốp điều trung đội của hiếu úy P. X. Bê-kê-tốp vọt lên
đánh vu hồi. Các chiến sĩ cận vệ bí mật tiến vào sau lưng địch và xối xả nhả
đạn. Bọn phát-xít hoảng sợ, định chạy khỏi làng, nhưng chỗ nào chúng
cũng vấp phải hỏa lực. Bộ chỉ huy địch ném hai đại đội ở làng Pô-gia-rô-vô
bên cạnh tới chi viện. Nhưng Bê-kê-tốp bố trí súng máy trên điểm cao và
đã chặn đứng địch bằng hỏa lực chính xác. Không một tên Hít-le nào chạy
thoát khỏi Pô-nô-ma-ri-ốp-ca.
Ngày 13 tháng Mười hai, quân đoàn kỵ binh của Cri-u-tsen-kin và các
chiến sĩ cận vệ của Ru-xi-a-nốp hội quân được với tập đoàn quân 13.
Tướng Cô-xten-cô nhìn bản đồ, nói:
– Như vậy là hiện nay, bọn phát-xít không còn một con đường mòn nào
để thoát ra khỏi lòng chảo. – Và đồng chí lấy đầu bút chì không vót vạch