CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 104

đài, sửa soạn cho lễ ra mắt Mặt trận giải phóng Campuchia do Việt nam đỡ
đầu.
Sáng ngày 2-12-1978, một đoàn xe vận tải chở khoảng hơn một ngàn dân tị
nạn Campuchia tới địa điểm hành lễ để hoan hô và giăng biểu ngữ. Nơi
đây, ba tiểu đoàn binh lính Campuchia thuộc lữ đoàn 778, đơn vị quân sự
gồm toàn người Campuchia do Việt nam thành lập, đã đứng xếp hàng dàn
chào. Xung quanh đó, bộ đội Việt nam, gồm có cả xe tăng và súng phòng
không được bố trí bảo vệ. Buổi lễ được đặt dưới quyền giám sát của Lê
Đức Thọ. Mười bốn Uỷ viên của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia
được giới thiệu, và Hiêng Samrin được cử làm Chủ tịch Mặt trận, kiêm
nhiệm tư lệnh lữ đoàn 778.
Từ cuối tháng 11, khi mùa mưa chưa chấm dứt hẳn, sau khi đã ký hiệp ước
thân hữu với Thái lan, Campuchia dồn 19 trong 23 sư đoàn cơ hứa ra biên
giới phía đông, liên tiếp phản công và tái chiếm những vị trí đã mất dọc
biên giới Tây Ninh, đồng thời cũng pháo kích và tấn công nhiều vị trí suốt
từ Đức Cơ (Pleiku) tới Hà Tiên (An Giang). Quân Việt nam, bề mặt chỉ
phản ứng một cách thụ động, nhưng bên trong, âm thầm chuẩn bị một cuộc
tổng tấn công quyết định. Lương thực, đạn dược được ngày đêm chở đến
biên giới. Quân đoàn 3 Tây Nguyên được tăng cường ở Pleiku, Ban mê
Thuộc. Quân đoàn 2 Hương Giang từ Lào và quân khu IV được đưa xuống
An Giang và Kiên Giang. Vì thiếu cơ phận thay thế, các phi cơ cũ A37 và
F5 của không quân quân đội cộng hoà bỏ lại không được dùng đến nữa.
Thay vào đó là những phi cơ MiG 21, trực thăng võ trang MI 24 do Liên xô
mới viện trợ được đưa từ Hà nội và Đà Nẵng vào. Bộ đội được học tập để
chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lăng và chiếm đóng, gồm có những bài
học phương pháp giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới Tây
Nam, “Chín điều quy định đối với lực lượng võ trang chiến đấu tại biên
giới Tây Nam”, “Công tác địch vận”, và “Sáu điều kỷ luật về công tác dân
vận quốc tế”.
Bộ máy chính trị và tuyên truyền của Việt nam lại nỗ lực hoạt động, lần này
không phải chống đế quốc Mỹ, mà là chống “bọn bá quyền phản động
Trung quốc và bè lũ Pol Pot, Ieng Sary”. Về sau, bị cô lập về ngoại giao, họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.