lại thêm “đế quốc Mỹ”, “bọn quân phiệt Thái lan” và “những thế lực phản
động quốc tế” (là những nước đã lên án hành vi xâm lược của Việt nam)
vào danh sách những kẻ thù để cho cán binh học tập. Cuối tháng 12-1978,
quân đội Việt nam đã sẵn sàng.
Tuy Việt nam quyết định sẽ mở một cuộc tấn công quy mô trên toàn tuyến
biên giới vào những ngày cuối năm, nhưng ngày giờ xuất phát từ Pleiku,
Ban Mê Thuộc, Tây Ninh hay Hà Tiên không xảy ra đồng thời, và cho đến
nay, ngoài Bộ chỉ huy đầu não của Việt nam hay Bộ tổng tham mưu quân
đội, không ai biết chắc về mục tiêu ban đầu của cuộc tổng tấn công. Có lẽ
mới đầu Việt nam chỉ muốn chiếm đóng phần đất phía đông sông Cửu
Long, cố gắng giải thoát Sihanouk, đặt ông này vào chức vụ Chủ tịch Mặt
trận để lãnh đạo cuộc chiến tranh lật đổ Pol Pot.
Vì thế, ngày 2-1-1979, một toán đặc công vượt sông Cửu Long đến Phnom
Penh định bắt cóc Sihanouk. Toán đặc công này bị phát giác và tiêu diệt.
Ngoài ra, sau khi đã chiếm được hết lãnh thổ phía đông sông Cửu Long của
Campuchia ngày 4-1-1979, đà tấn công của quân Việt nam đã lơi đi trong
nhiều tiếng đồng hồ, có lẽ để chờ đợi lệnh từ Hà nội. Một Uỷ viên trong
Ban thường vụ Mặt trận giải phóng Campuchia là Chia Soth đã tiết lộ với
tác giả Stephen Haden năm 1981 “Chúng tôi chỉ định chiếm phân nửa lãnh
thổ bên này sông Cửa Long, còn nửa bên kia để lại cho Pol Pot”. Một Uỷ
viên khác, Hùng Sa min cũng tiết lộ: “Nhưng rồi khi chúng tôi tấn công và
truy kích, thấy dễ dàng quá, chúng tôi cứ tiến mãi”.
Tuy ở trong một tình thế kinh tế, chính trị và ngoại giao khó khăn, Việt nam
tin tưởng vào khả năng quân sự và tuyên truyền của mình nên quyết định
cuộc hành quân phải thần tốc để đặt dư luận thế giới vào một sự kiện đã rồi.
Vì thế, họ đã huy động một quân số lên tới gần hai trăm ngàn quân, sử
dụng hết ba trong bốn quân đoàn chính quy, và một lực lượng yểm trợ hùng
hậu gồm đủ hải quân, không quân, thiết giáp, tên lửa... Lê Đức Thọ giám
sát tổng quát cuộc hành quân. Lê Trọng Tấn được triệu hồi về Hà nội, có lẽ
để giúp tổ chức phòng thủ biên giới phía Bắc. Lê Đức Anh được cử làm tư
lệnh chiến dịch hay còn gọi là tư lệnh đội quân “tình nguyện”. Tuy cuộc tấn
công chính thức bắt đầu vào đúng 12 giờ khua đêm Giáng Sinh năm 1978