CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 121

vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ các tỉnh thượng du”,
triều đình nhà Thanh nghe lời sai quân sang giúp Việt nam đánh nhau với
Pháp. Quân hai nước đánh nhau được hai năm thì hai bên ký hoà ước trong
đó Trung hoa chấp thuận rút quân và công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở
Việt nam. Hoà ước do Fournier và Lý Hồng Chương ký cũng phân định
biên giới hai nước. Nhưng biên giới đó phần lớn chạy dọc theo những vùng
rừng núi, được đánh dấu bởi những bia đá chôn cách nhau đôi khi đến năm
mươi cây số, do đó rất mù mờ và rất dễ gây ra tranh chấp.
Sau khi triều đình nhà Thanh bị lật đổ, các phong trào đấu tranh giành độc
lập của Việt nam cũng chịu ảnh hưởng hay có liên hệ với các phong trào
cách mạng Trung hoa. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung hoa, ngoài
Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học, các cán bộ đầu tiên của cộng sản
Việt nam cũng lợi dụng chủ trương thân Nga của Tôn Dật Tiên để dùng đất
Trung hoa làm địa bàn tổ chức và huấn luyện cán bộ. Những lớp học chính
trị do Hồ Chí Minh tổ chức được các cán bộ cộng sản cao cấp Trung hoa
như Bành Bái, Lưu Thiếu Kỳ đến dạy. Một số cán bộ Việt nam như Nguyễn
Sơn, Lê Thiết Hùng, được gửi đi theo học trường võ bị Hoàng Phố. Các đại
hội thành lập đảng, đại hội đảng lần thứ nhất đều được triệu tập ở Trung
hoa. Trong những năm mà Quốc dân đảng Trung hoa còn mạnh, cộng sản
Việt nam ở Trung hoa phải giấu chân tướng, ông Nguyễn Tất Thành ở Liễu
Châu giả dạng làm người quốc gia, cặm cụi ngồi dịch cuốn Tam Dân chủ
nghĩa, đổi tên Hồ Chí Minh theo tên của cán bộ Quốc dân đảng Hầu Chí
Minh, và hết sức lấy lòng tướng Trương Phát Khuê, tư lệnh Đệ Tứ quân
khu. Dưới quyền Trương Phát Khuê, có hai tướng Quốc dân đảng nhưng lại
thân Cộng là Tiêu Văn và Ngô Trạch, nên các lãnh tụ cộng sản Việt nam
được giúp đỡ và tự do hoạt động (Tiêu Văn năm 1949 ở lại lục địa đầu
hàng Trung quốc, còn Ngô Trạch sau đó bị xử tử ở Đài loan)
Năm 1942, Hồ Chí Minh rời Liễu Châu, ra khỏi vùng trách nhiệm của
Trương Phát Khuê thì bị bắt, Trung ương Đảng cộng sản Việt nam đã gửi
một điện văn rất lễ phép và quỵ luỵ cho Tôn Khoa, Viện trưởng Viện Lập
pháp Trung hoa như sau: “Đại biểu của chúng tôi là Hồ Chí Minh đi Trùng
Khánh để dâng cờ tỏ lòng kính trọng Tưởng Uỷ viên trưởng, khi đi qua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.