CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 119

ba lần trong mười thế kỷ qua. Trong những năm gần đây, đảng cộng sản
Trung hoa, trên con đường thực hiện giấc mơ thế giới đại đồng, vẫn không
quên vị trí thiên triều cũ. Từ năm 1939, khi viết cuốn “Cách mạng Trung
hoa và đảng cộng sản Trung hoa”, Mao Trạch Đông vẫn coi Việt nam như
một nước chư hầu và đã viết “Sau khi đánh bại Trung hoa, các thế lực đế
quốc xâm chiếm những nước chư hầu: Nhật chiếm Cao Ly, Đài loan,
Ryukyu, Rescadores và Porl Arthur, Anh chiếm Miến Điện, Boutan, Hồng
kông, Pháp chiếm An Nam...”. Năm 1953, họ tấn công và sát nhập Tây
Tạng, trước kia là lãnh thổ bảo hộ, vào Trung hoa. Năm sau, họ in bản đồ
quốc gia, trong đó lãnh thổ Trung hoa không những bao gom tất cả các
quốc gia Đông Nam Á, mà còn lấn sang cả Ấn độ và Liên xô. Bản đồ năm
1973 của họ giành hết chủ quyền trên hầu hết các đảo trên biển Đông, cho
nên ranh giới lãnh hải của họ đã chạy dọc theo bờ biển Việt nam xuống tới
gần Indonesia và chạy dọc ngược lên gần đảo Lu-xong của Phillipines.
Năm 1965, trong một buổi họp của Bộ Chính trị, Mao Trạch Đông đã tuyên
bố: “Chúng ta phải lấy lại vùng Đông Nam Á, gồm Nam Việt nam, Thái
lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Gió đông sẽ thổi bạt gió tây khi
chúng ta thâu hồi được toàn vùng Đông Nam Á”. Năm 1974, lợi dụng cuộc
nội chiến ở Việt nam, họ chiếm quần đảo Hoàng Sa. Thời gian gần đây, họ
mưu chiếm nốt Trường Sa.
Việt nam, sau một ngàn năm Bắc thuộc đã chịu nhiều ảnh hưởng của Trung
hoa từ chính trị, kinh tế đến văn hoá. Tuy nhiên, dân tộc Việt vẫn duy trì
được một số đặc điểm riêng, trong đó có tinh thần độc lập. ảnh hưởng của
Nho giáo về trung quân ái quốc chỉ làm tinh thần yêu độc lập đó thêm
mãnh liệt.
Đối với Trung hoa, Việt nam như một miếng mồi khó nuốt. ĐốI với Việt
nam, Trung hoa là một thực tế. Đó là một quốc gia đông dân, rộng lớn, đồi
dào tài nguyên và luôn luôn có tham vọng đất đai. Vì thế, Việt nam một
mặt lúc nào cũng sẵn sàng đấu tranh giữ độc lập, mặt khác luôn chịu nhún
mình về hình thức để tránh chiến tranh. Sau mỗi lần đánh bại quân xâm
lăng Trung hoa, Việt nam đều trả tù binh, cử sứ giả qua cầu hoà và triều
cống. Bắt đầu thi hành chính sách này là Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.