CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 117

của Lê Lợi, nổi lên đánh đuổi được quân Minh và lập ra nhà Lê.
Năm 1644, triều đại nhà Minh suy tàn, trong nước Lý Tự Thành nổi lên
làm loạn, chiếm được Bắc kinh. Vua Sùng Trinh thắt cổ tự tử. Tướng phòng
thủ biên giới phía bắc là Ngô Tam Quế mở cửa Sơn Hải quan cho quân
Mãn Châu vào dẹp Lý Tự Thành và cai trị Trung hoa. Trước dân số đông
đảo của Trung hoa, quân Mãn Châu, khác với quân Mông Cổ, không dùng
bạo lực để cai trị, mà trái lại dùng người Hoa, giữ nguyên hệ thống hành
chính, duy trì nếp sống, tôn trọng Nho học. Họ mang quân chinh phục thêm
Ngoại Mông, Thanh Hải, Tây Tạng. Lãnh thổ Trung hoa, hợp với đất Mãn
Châu, trở nên to rộng nhất trong lịch sử Trung hoa (Ngoại Mông, sau này
với sự giúp đỡ của Liên xô được độc lập và trở nên Cộng hoà nhân dân
Mông Cổ) Nhà Thanh, cũng như những triều đại trước, lại đem quân mưu
toan xâm lăng Việt nam. Nhưng quân Thanh vừa vào đến Thăng Long thì
đã bị vua Quang Trung đánh tan. Triều đại nhà Thanh, với những vị vua
sáng suốt như Khang Hi, Càn Long, đã đem lại sự ổn định và thịnh vượng
cho Trung hoa trong một thời gian dài.
Nhưng sự ổn định và thịnh vượng đó càng làm tăng thêm cái định kiến
“Đại Hán”, “con trời”, và “trung tâm thế giới” của họ. Vì thế nên khi những
thế lực châu Âu tràn vào áp chế Trung hoa, họ đã quá vụng về và chậm
chạp để thích ứng với những đổi thay. Cố gắng canh tân của vua Quang Tự
chỉ kéo dài được đúng một trăm ngày. Sau đó Quang Tự bị Từ Hi quản
thúc, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi phải trốn qua Nhật. Triều đại nhà
Thanh chấm dứt năm 1912 khi Phổ Nghi thoái vị, nhường chức cho Viên
Thế Khải.
Cũng như ở Việt nam, trong một thời gian dài sau đó, Trung hoa bị chìm
đắm trong chiến tranh chống ngoại xâm rồi nội chiến, và rồi cuối cùng, phe
cộng sản chiếm ưu thế. Nhìn lại lịch sử hơn ba ngàn năm của Trung hoa, từ
thượng cổ đến hiện đại, từ phong kiến đến cộng sản, ta thấy Trung hoa có
hai đặc điểm: lòng tự cao và kiêu hãnh của một quốc gia lớn, có một nền
văn minh lâu đời, và mối lo sợ bị những dân tộc lân bang dù nhỏ yếu hơn
xâm lăng. Hai đặc điểm đó, thoạt xem có vẻ mâu thuẫn, nhưng đã khiến
cho khuynh hướng bành trướng của Trung hoa lúc nào cũng tiềm tàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.