Tình trạng bang giao giữa hai nước càng suy đồi hơn sau năm 1975, khi
Việt nam không còn lợi dụng được cả hai quốc gia kể trên để nhận viện trợ
nữa, nên ngả hẳn về phía Liên xô, khiến cho Trung hoa, dù không tán thành
đường lối cai trị của Campuchia, vẫn phải luôn đứng sau Campuchia trong
cuộc chiến tranh biên giới. Tháng 5-1978, khi tranh chấp Việt Hoa bắt đầu
căng thẳng, như để cảnh cáo Trung hoa, Liên xô cho quân vượt biên giới
Hắc Long Giang. Tuy Liên xô sau đó xin lỗi, nhưng Trung hoa không bao
giờ coi đó là một hành động không cố ý.
Đối với Việt nam, sự xích mích Nga Hoa là một con dao hai lưỡi. Khả năng
hữu hiệu duy nhất của những nhà lãnh đạo Việt nam là kêu gọi, lường gạt
và kiểm soát được nhân dân, để cho họ thắt lưng buộc bụng và hy sinh
chiến đấu. Vì thế nên trong chiến tranh Đông dương thứ hai, ngoài nhân
lực, hầu hết tài nguyên kinh tế và võ khí đều lệ thuộc vào khối Cộng sản, và
Việt nam đã khôn khéo đứng trung lập trong cuộc tranh chấp Nga Hoa để
có thể lợi dụng cả hai nước. Sau khi đạt được chiến thắng, họ không thể
một mình tự lập, mà vẫn phải dựa dẫm vào một thế lực bên ngoài. Lần này,
họ không còn có thể theo đuổi chính sách lưng chừng được nữa, và họ đã
lựa chọn đứng về phe Liên xô, một nước cộng sản mạnh hơn, tân tiến hơn.
Nhưng làm như thế, họ đã phô bày một thái độ bội phản, vô ơn và trở mặt
đối với Trung hoa, gây căm phẫn trong nhân dân cũng như trong hàng ngũ
lãnh đạo, kể cả phe ôn hoà lẫn phe quá khích, để cho chiến tranh Đông
dương thứ ba phải xảy ra, gây nên những tàn phá chết chóc mà những
người gánh chịu vẫn chỉ là nhân dân Việt nam.
Hồng quân Trung hoa, hay quân đội nhân dân Trung hoa, được coi như
thành lập sau cuộc nổi dậy mùa thu ở Nam Trương năm 1927 thất bại, là
kết hợp của những toán quân lẻ tẻ của Chu Đức, Lâm Bưu, Mao Trạch
Đông, Bành Đức Hoài. Sau chiến thắng năm 1949, các lộ quân và quân
đoàn của Hồng quân được thống nhất thành quân đội quốc gia. Lực lượng
được chia ra làm chính quy, chủ lực quân khu, và dân quân địa phương. Bộ
tổng tham mưu được chia ra làm ba Tổng Cục: Tham mưu, Chính trị và
Hậu Cần. Cách tổ chức này đã được Việt nam lấy làm khuôn mẫu. Chiến
thuật và chiến lược dựa theo một chủ thuyết của Mao, gọi là “chiến tranh