nhân dân”, “lấy nông thôn bao vây thành thị”, trái hẳn với lý thuyết của
Lênin là chiếm chinh quyền bằng cách dùng công nhân nổi loạn trong
thành phố. Những chủ thuyết này, đã được Việt nam học tập, ghi trong điều
lệ Đảng Lao động năm 1951 là một “nền tảng tư tưởng”. Trong chiến tranh,
Mao Trạch Đông ý thức được là Trung hoa đất rộng, người đông, nên chủ
trương không giữ đất, không cần có căn cứ nhất định và cách thế thủ hay
nhất là luôn luôn cơ động và tấn công. Chiến thuật này dùng trong chiến
tranh Quốc-Cộng để chiếm chính quyền của Tưởng Giới Thạch, và dự trù
sẽ dùng nữa trong trường hợp Liên xô đem quân xâm lăng.
Quân số Trung hoa (chính quy và chủ lực), đông nhất trên thế giới, gồm
khoảng bốn triệu, trong đó hải quân và không quân mỗi binh chủng có
khoảng ba trăm ngàn. Toàn quốc được chia thành bảy quân khu: Trấn
Giang (sát biên giới Bắc Hàn, gồm các tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh...),
Bắc kinh (gồm Nội Mông, Bắc kinh, Hà Bắc, Sơn Tây), Nam Kinh (Phúc
Kiến, Giang Tây, Thượng Hải, An Huy...), Kiến An (Hà Nam, Sơn Đông),
Quảng Châu (Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam), Thành Đô (Vân
Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Tây Tạng) và Lan Châu (Tân Cương, Thanh
Hải...). Mỗi quân khu có nhiều quân đoàn. Những quân đoàn 13, 14, 41, 42,
43, 54, 55... tham chiến ở Việt nam là những quân đoàn thuộc các quân khu
Thành Đô, Quảng Châu, Nam Kinh và Kiến An. Một số quân đoàn khác
được biết đến là các quân đoàn 27, 38, 65... thuộc quân khu Bắc kinh (quân
đoàn 27 nổi tiếng tàn bạo khi tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989),
các quân đoàn 16, 39, 40, 64... quân khu Trấn Giang, quân đoàn 21, 28,
47... quân khu Lan Châu, quân đoàn 67, 20, 26... quân khu Kiến An, quân
đoàn 1, 12, 31... quân khu Nam Kinh... Ngoài quân chính quy và chủ lực,
Trung hoa còn có bảy triệu dân quân. Tổng chỉ huy quân đội là Chủ tịch
Quân uỷ Trung ương, thường là Chủ tịch đảng. Nhưng chức vụ này đã
được Đặng Tiểu Bình kiêm nhiệm trong nhiều năm qua. Bộ tổng tham mưu
trực tiếp chỉ huy lực lượng chính quy và võ khí nguyên tử. Tư lệnh quân
khu chỉ huy chủ lực và dân quân.
Về không quân, Trung hoa có ba mươi hai sư đoàn không quân chiến đấu
và mười hai sư đoàn oanh tạc. Những sư đoàn này cũng được phối hợp lại