Hoàng Dung
Chiến tranh Đông dương 3
Phần Kết
Sơ lược về một số sư đoàn bộ binh Việt nam
(Theo dõi về những đơn vị quân sự Việt nam là một điều khó khăn. Với bản
chất đa nghi, cùng với những yếu lố quân sự và chính trị, nên danh hiệu các
đơn vị của họ luôn được giấu kín hay thay đổi. Những trung đoàn nằm
trong các sư đoàn cũng luôn hoán chuyển. Vì thế, với khả năng hữu hạn
của tác giả, bảng sơ lược này đã không thể hoàn hảo như ý muốn).
¤ Sư đoàn 2: trước 1975, hoạt động tại Quảng Ngãi, đối đầu với sư đoàn 2
VNCH. Năm 1978, tăng phái quân đoàn 4 xâm lăng Campuchia.
¤ Sư đoàn 3: hay Sao Vàng, trước hoạt động tại Quy Nhơn, sau 1975 đổi ra
Bắc, giữ trách nhiệm phòng thủ Lạng Sơn trong trận chiến biên giới Việt
Hoa (thuộc quân đoàn 14). Sư đoàn 4: chủ lực quân khu IX (cùng với các
sư đoàn 8 và 330).
¤ Sư đoàn 5: từng hoạt động tại vùng Phước Tuy, sau 1975, là chủ lực quân
khu VII.
¤ Sư đoàn 6: Trước 1975, thuộc quân đoàn 4, sau đó không thấy nhắc đến,
có lẽ đã bị sư đoàn 18 VNCH đánh tan trong trận Xuân Lộc.
¤ Sư đoàn 7: tuy nói là được thành lập tại miền Nam trong chiến tranh
Đông dương II, nhưng đa số là quân của sư đoàn 312 Bắc Việt xâm nhập.
Sau 1975, được biên chế vào quân đoàn 4.
¤ Sư đoàn 8: chủ lực quân khu IX, tăng cường cho quân đoàn 2 xâm lăng
Campuchia, được thành lập đầu năm 1975.
¤ Sư đoàn 9: thuộc quân đoàn 4. Trước 1975, hoạt động ở Tây Ninh và biên
giới Việt Miên. Sư đoàn đầu tiên của Việt cộng. Sư đoàn lo: thuộc quân
đoàn 3. Trước 1975, hoạt động tại Pleiku, Kontum, còn gọi là F 10.
¤ Sư đoàn 302: trước là sư đoàn 2 Việt cộng, hoạt động trong vùng Hậu
Nghĩa, Tây Ninh (khác với sư đoàn 2 ở Quảng Ngãi). Sau 1975, là chủ lực
của quân khu VII. Sư đoàn 303: trước là sư đoàn 3 Việt cộng, hoạt động ở
Phước Long, (khác với sư đoàn 3 Sao vàng ở Quy Nhơn), sau là chủ lực