CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 41

Pol Pot và Ieng Sary gia nhập đảng cộng sản Pháp, trong khi vẫn sinh hoạt
đều đặn với nhóm sinh viên thiên tả Campuchia. Khả năng chính trị của
Saloth Sar nổi bật trong nhóm. Anh ta viết cho tờ “Sinh viên Campuchia”.
Nội dung những bài viết đả kích Sihanouk nhiều hơn là đả kích chế độ
thuộc địa. Sihanouk bị tố cáo là đã tiếp tay với Pháp để đàn áp phong trào
giải phóng. Vì lập trường chính trị chống đối, học bổng của Saloth Sar bị
cắt, chuyện học hành bị gián đoạn, anh ta kết hôn với Ponnary rồi về nước
năm 1953, gia nhập Đông dương cộng sản Đảng. Một năm sau, hiệp định
Genève ra đời.
Hiệp định Genève là một thắng lợi lớn cho ông hoàng Sihanouk. Ông ta
mặc nhiên trở nên một anh hùng giải phóng dân tộc. Mục tiêu độc lập đã
đạt được, phong trào giải phóng Issarak tan rã, những người không cộng
sản trở về ủng hộ chính quyền Sihanouk. Những người cộng sản, một nửa
theo Sơn Ngọc Minh đi Hà nội, một nửa khác ở lại nằm vùng và khi Siêu
Hàng hồi chánh năm 1959, thì chỉ còn có một số nhỏ cán bộ dưới sự chỉ
huy của Tou Samouth hoạt động một cách yếu ớt ở Phnom Penh. Sau
Saloth Sar, các trí thức tả phái ở Paris cũng lục tục về nước. Họ lập một
trường tư thục lấy tên là Kamput Both (đứa con Campuchia) để hoạt động
nằm vùng. Khieu Thirith, vợ Ieng Sary, có bằng cử nhân văn chương Anh
dạy trường Sisowath. Hou Youn, Khieu Samphan cùng Hu Nim, một tiến sĩ
luật khoa, dạy trường Luật. Son Sen dạy trường Sisowath và Viện Phật
Học, sau đó được cử làm giám đốc học chính tại Viện quốc gia Sư phạm.
Trong khi Saloth Sar hoạt động bí mật, củng cố tổ chức, tuyển mộ đảng
viên, thì Keo Meas, bí thư thành uỷ Phnom Penh năm 1959 công khai ra
mặt lập đảng Pracheachon (Nhân dân) để ứng cử Quốc hội. Thioun Mumm
cũng về nước lập đảng Dân chủ. Nhưng cả hai đều bị thất cử, sau đó bị
chính phủ Sihanouk đàn áp mạnh mẽ. Thioun Mumm phải trở về Pháp còn
Keo Meas trốn sang Việt nam. Những năm đó, cùng với những tờ báo đối
lập tả phái Nhân dân, Huynh Đệ (Mitlapheap) và Đoàn kết (Ekapheap),
Khieu Samphan cho ra tờ báo tiếng Pháp Người quan sát (L’ observateur)
để tuyên truyền trong giới sinh viên, trí thức. Tờ báo sống được đến ngày
13-7-1960 thì Sihanouk bắt đầu đàn áp, đóng cửa tất cả ba tờ báo, bắt giữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.