mà tìm cách gia nhập Đông dương cộng sản Đảng
Năm 1954, hiệp định Genève ra đời đánh dấu một bước thụt lùi cho phong
trào cộng sản Campuchia. Khác với Việt nam được chủ quyền nửa quốc
gia, Pathet Lào được hai tỉnh, cộng sản Campuchia bị bỏ quên, bắt buộc
phải giải giới. Một nửa lực lượng theo lãnh tụ Sơn Ngọc Minh trà trộn vào
bộ đội Việt nam theo tàu Ba lan đi Bắc Việt. Một nửa khác, khoảng một
ngàn đảng viên và cảm tình viên lui vào bóng tối, đặt dưới quyền của Sieu
Heng (đặc trách nông thôn) và Tou Samouth (đặc trách thành thị). Mấy
năm sau Sieu Heng về đầu thú với Sihanouk, chỉ điểm cho chính quyền bắt
bớ và tiêu diệt những cơ sở nông thôn. Phong trào cộng sản Campuchia suy
yếu dần. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, một nhóm lãnh đạo mới bắt đầu
xuất hiện. Những người này phần đông du học từ Pháp về, học thức hơn
nhưng cũng cuồng tín hơn. Đó là Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan, Hou
Youn, Son Sen, Thioun Prasit...
Pol Pot, tên thật là Saloth Sar, sinh năm 1925, xuất thân từ một gia đình địa
chủ ở Komphong Thom, có một người chị làm cung nữ triều vua
Monivong, và một người anh làm công chức trong ban nghi lễ hoàng cung.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học tại một trường ở Phnom Penh, vì thi vào trung
học công lập bị rớt, anh ta trở về học trung học tại một trường tư thục ở
Komphong Cham. Năm 1944, hết trung học, Sar về ở với người anh ở
Phnom Penh. Đến năm 1949, có lẽ nhờ chạy chọt, Saloth Sar được học
bổng qua Pháp học vô tuyến điện. Cùng thời gian đó, một học sinh khác tên
Ieng Sary trở nên một học sinh tranh đấu. Cũng như Sơn Ngọc Thành, Ieng
Sary sinh trưởng ở Việt nam, là một người Khmer Hạ, có cái tên Việt nam
là Kim Trang. Học được mấy năm trung học ở Việt nam, anh ta làm khai
sinh giả để bớt tuổi rồi xin vào học trường danh tiếng Sisowath. Những
năm đó là những năm sau thế chiến, đảng Dân chủ của hoàng thân
Youthevong đang nắm đa số trong Quốc hội. Đảng này qui tụ những đảng
viên cũ của Sơn Ngọc Thành và những cựu học sinh Sisowath. Nhưng
chẳng may ông hoàng có tài này lại chết rất trẻ vào năm 1947 và đảng này
bị tan rã. Nhưng những kêu gọi đòi độc lập của đảng đã khơi động được
lòng yêu nước của giới học sinh và một trong những lãnh tụ học sinh là