CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 50

cho là tay sai do Việt nam phá hoại cả kinh tế, chính trị lẫn quân sự. Điển
hình cho những đợt thanh trừng này, chúng ta có thể thấy khi xét đến những
thành phần tù nhân bị bắt vào Tuol Sleng. Toàn quốc Campuchia có nhiều
trung tâm thẩm vấn nhưng Tuol Sleng, có nghĩa “Đồi độc dược” bí danh
S21, là một trung tâm thẩm vấn nổi tiếng và điển hình, vì nó ở ngay Phnom
Penh, đã giam giữ và thủ tiêu những nhân vật quan trọng, và vì đã để lại hồ
sơ những can phạm rất đầy đủ so với các địa ngục trần gian khác như Đầm
Đùn, Lý Bá Sơ, Phan Đăng Lưu, Lubyanka thì Tuol Sleng đã đạt đến tột
cùng của sự tàn ác. Được thành lập năm 1976, cho đến cuối năm 1978,
trung tâm này đã giam giữ khoảng 20,000 tù nhân. Tra tấn ở nơi đây đã trở
nên một quy luật. Tài liệu ở Tuol Sleng có ghi rõ “công tác của ngành Công
an đặc biệt là một công tác đấu tranh giai cấp. Dù bí mật của địch sâu kín
đến mức nào, chúng ta cũng sẽ lôi ra cho được”. Nó cũng là một nghệ
thuật. “Chúng ta sẽ phải làm tất cả những gì cần thiết để kẻ thù lúc nào
cũng mơ hồ về vấn đề được sống hay chết, và còn hy vọng là có thể sống
sót”, hay một khoa học: “Chúng ta không tra tấn quá nặng tay. Nếu chúng
vẫn còn đau ngay cả khi không bị đánh, chúng ta sẽ thu thập rất ít. Nếu
chúng bị tra tấn đến nỗi không mở miệng nổi, điều đó sẽ gây phiền phức
cho Đảng”. Với đường lối tra tấn dã man này, những người bị bất đành phải
ký tên nhận bừa tội lỗi để được chết sớm.
Chỉ huy trại Tuol Sleng là Duch, trước kia là một giáo viên, tham gia phong
trào cộng sản ở khu Tây Nam dưới quyền Tamok. Năm 1972 Duch phụ
trách an ninh ở Phnom Penh dưới quyền Von Verth. Sau 1975, là chỉ huy
trưởng Công an toàn quốc, chỉ dưới quyền Pol Pot và Son Sen. Theo thời
gian, trại này bành trướng dần. Năm 1976, trung tâm chỉ có hai ngàn tù
nhân, năm 1977 tăng lên sáu ngàn, năm 1978 lên tới mười hai ngàn. Những
thành phần bị bắt và thủ tiêu cũng thay đổi. Mới đầu là những người ít
nhiều có dính dáng đến chế độ cũ như giáo sư, bác sĩ, sinh viên, binh sĩ.
Sau đó là những phần tử khả nghi phá hoại kinh tế như các công nhân, cán
bộ chỉ huy và “kiều bào hải ngoại yêu nước” trở về phục vụ. Trong đợt này
còn có Khoa Thoàn, Bộ trưởng Kinh tế và Nhím Ros, Bí thư Khu uỷ khu
Tây Bắc vì không đạt chỉ tiêu sản xuất. Sau cùng là những người bị tố cáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.