CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 60

nghĩa Mác, về tài ba quản lý kinh tế của những “đỉnh cao trí tuệ” và những
ước tính chủ quan về số tiền viện trợ mà họ hy vọng sẽ nhận được từ Liên
xô, Trung quốc, cùng các nước Tây Âu, Nhật bản và Hoa kỳ. Đối với hai
nước cộng sản Trung hoa và Liên xô, Việt nam nghĩ rằng họ đã hy sinh quá
nhiều tài nguyên cũng như sinh mạng cho sự an ninh và bành trướng của
khối Cộng, cho nên họ có quyền được các nước cộng sản đàn anh, dù có sự
tranh chấp ý thức hệ giữa hai nước cộng sản Nga Hoa, Việt nam vẫn hy
vọng có thể tiếp tục chính sách đu dây như trong những năm chiến tranh để
có thể nhận viện trợ của cả hai nước. Dù trong mấy tháng trước, Trung hoa
còn tỏ ra lạnh nhạt, nhưng sau biến cố ngày mùng 6-10-1976 tại Bắc kinh,
phe quá khích “lũ bốn người” đã bị tiêu diệt. Với sự hồi phục của phe ôn
hoà và Đặng Tiểu Bình, Việt nam hy vọng Trung hoa sẽ theo đuổi một
đường lối hoà hoãn hơn, nhất là sau khi thấy Việt nam tỏ ra độc lập đối với
Liên xô. Tuy trong chuyến đi cuối năm 1975, Lê Duẩn đã công khai tuyên
bố ủng hộ đường lối đối ngoại đối với phe tự do của Liên xô, nhưng Việt
nam vẫn không muốn đứng hẳn trong quỹ đạo của họ. Việt nam đã để Pháp
được giữ Toà lãnh sự ở Sài gòn, nhưng Liên xô bị từ chối. Các hãng thông
tấn AP, Reuter, UPI đều có văn phòng tại Miền Nam nhưng hãng TASS thì
không được. Trong năm 1976, những hành động độc lập lại lộ liễu hơn.
Trong dịp tham dự Đại hội Đảng lần thứ hai mươi lăm của Xô viết vào
tháng 3-1976, Lê Duẩn công khai đề cao sự độc lập và nhấn mạnh rằng mỗi
đảng cộng sản có thể theo đuổi một đường lối riêng, phù hợp với những
điều kiện của mỗi nước. Liên xô lại càng giận dữ khi Việt nam đã không
chịu gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế Comecon của khối Cộng mà lại
xin gia nhập Quỹ tiền tệ quốc tế của phe Tự do, vào tháng 9-1976.
Hai tháng sau, tình trạng sóng gió giữa hai nước lại được thể hiện qua nghi
thức ngoại giao. Ngày 6-11-1976, khi đại sứ Liên xô mở tiếp tân tại khách
sạn Thắng lợi mừng quốc khánh, Phạm Văn Đồng đến dự nhưng dành cả
buổi tối để nói chuyện với đại sứ Pháp mà không đếm xỉa gì tới đại sứ
Chaplin của Nga. Bang giao giữa Việt nam và Liên xô càng suy đồi hơn
trong đại hội Đảng lần thứ tư của Đảng cộng sản Việt nam vào cuối tháng
12-1976. Đại diện Liên xô là lý thuyết gia Suslov, cùng với các phái đoàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.