lòng nhân dân Mỹ có thể được giải toả phần nào bằng cách thiết lập ngoại
giao với Việt nam và quên đi dĩ vãng. Mới hai tháng sau khi nhận chức,
ông đã cử ngay một phái bộ đến Hà nội để thảo luận sơ bộ về vấn đề bình
thường hoá bang giao.
Thiện chí của Tổng thống Carter đã làm cho những lãnh tụ Việt nam càng
hiểu lầm và càng thêm kiêu ngạo. Đã tạo nên “một chiến thắng thần thánh”,
họ đã đánh giá quá cao vào khả năng và vị thế của mình. Họ tin là với khả
năng siêu nhân của họ, cộng với sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội, dưới sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng, công việc “xây dựng đất nước to đẹp gấp
mười” trong một thời gian ngắn không phải là điều khó khăn. Cộng với
niềm tin rằng với “ba dòng thác cách mạng”, chủ nghĩa tư bản đang giẫy
chết, việc thiết lập quan hệ ngoại giao với tên đầu sỏ tư bản không cần thiết
lắm. Sự sốt sắng của Tổng thống Carter được hiểu như một sự cầu cạnh.
Phái bộ mà Tổng thống Carter gửi sang Việt nam năm 1977 gồm toàn
những nhân vật bồ câu, trước kia phản chiến, trừ Dân Biểu Montgomerry,
nhưng chính Dân biểu Montgomerry cũng đã khuyến cáo chính phủ là nên
cải thiện bang giao với Việt nam. Đứng đầu phái bộ là Leonard Woodcock,
chủ tịch nghiệp đoàn công nhân các hãng xe hơi. Trưởng phái đoàn thương
thuyết Việt nam là Thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền.
Ngay trong buổi họp đầu tiên, Phan Hiền đã đưa ra vấn đề Mỹ phải viện trợ
tái thiết như một điều kiện tiên quyết. Ông ta nêu một lá thư mật của Tổng
thống Nixon gửi cho Phạm Văn Đồng năm 1973, trong đó Nixon hứa sẽ
viện trợ Bắc Việt hơn ba tỉ đola nếu Bắc Việt chịu ngừng bắn. Woodcock
trả lời hiệp định Paris đã vô hiệu vì Việt nam đã vi phạm nhiều điều khoản
và Bắc Việt đã hoàn toàn chiến thắng. Phan Hiền trả lời nếu hiệp định đó
coi như vô hiệu, thì điều 8 trong hiệp định Paris về số phận những người
mất tích trong chiến tranh cũng vô hiệu luôn và Việt nam không còn trách
nhiệm gì về vấn đề này nữa. Phái bộ Mỹ nói dư luận Mỹ sẽ không thể nào
chấp nhận được lập luận này, vì đó là một hình thức tống tiền trên tù binh
và xác chết. Nhưng Phan Hiền vẫn khăng khăng là nếu không có viện trợ,
không có quan hệ ngoại giao. Thất vọng, Woodcock nói với Phan Hiền như
một lời tiên tri, là phái đoàn của ông là một phái đoàn dễ thông cảm nhất,