vừa được bổ xung và hồi phục sau khi bị sư đoàn 18 của tướng Lê Minh
Đảo tiêu diệt gần hết trong trận Xuân Lộc năm 1975) lên tăng cường cho
quân đoàn IV, cùng các sư đoàn 7 và 9 của quân đoàn tái chiếm các xã đã
mất, đẩy lui quân Campuchia về bên kia biên giới. Trần Văn Trà bị gọi về
Hà nội, được giao cho chức Thứ trưởng quốc phòng đặc trách trang bị và
kỹ nghệ quốc phòng, và một năm sau thì bị giải ngũ.
Lý do Trần Văn Trà mất chức có thể do sơ hở lãnh đạo, để cho quân
Campuchia bất ngờ tấn công, trong khi ý định và kế hoạch tấn công Tây
Ninh đã được một số sĩ quan Campuchia đào ngũ tiết lộ trước. Nhưng sự
mất chức đó cũng có thể do khuynh hướng hành động độc lập với Trung
ương của Trần Văn Trà, trong thời gian mà mầm mống bất mãn của những
cán bộ gốc miền Nam đối với giới lãnh đạo miền Bắc bắt đầu bộc lộ. Hơn
nữa, Trần Văn Trà cũng không được cảm tình của Văn Tiến Dũng, Tổng
tham mưu trưởng. Sau 1975, Trần Văn Trà bất mãn khi thấy Văn Tiến
Dũng viết sách, tự ca tụng và nhận hết công trạng về phần mình. Sau khi
Trần Văn Trà mất chức, Lê Đức Anh, đang làm Tư lệnh quân khu IX, được
đổi về làm Tư lệnh quân khu VII, và Trần Nghiêm, đang giữ chức Tư lệnh
phó quân khu IX được đôn lên Tư lệnh, Hồ Bá Phúc tư lệnh phó. Trong giai
đoạn này, mặt trận biên giới Tây Nam được đặt dưới sự giám sát tổng quát
của Lê Trọng Tấn. Chịu trách nhiệm phòng thủ phía bắc Tây Ninh là các sư
đoàn 5, 302, 303 thuộc Bộ tư lệnh Quân khu VII, còn phía tây và tây nam
của tỉnh, dọc theo quốc lộ 1 và tỉnh lộ 13 là trách nhiệm của các sư đoàn 7,
9 và 341 chính quy của quân đoàn 4.
Trận đánh quy mô vào tỉnh Tây Ninh cuối tháng 9-1977 đã tạo cơ hội cho
hai nhân vật tương đối còn chìm trong bóng tối có cơ hội tiến thân. Ở Việt
nam, Lê Đức Anh, bí danh Sáu Nam, từng là cái bóng của Trần Văn Trà
trong nhiều năm, được đổi về làm tư lệnh quân khu VII. Nhờ sự quan trọng
của quân khu này và sự nâng đỡ của Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh sau đó được
đề cử làm tư lệnh chiến dịch xâm lăng Campuchia, rồi thăng dần lên làm
Tham mưu trưởng quân đội, Bộ trưởng quốc phòng, và cuối cùng là Chủ
tịch nhà nước. Bên kia biên giới, người chỉ huy trận đánh này là Heng
Samrin, tư lệnh sư đoàn 4. Sau trận đánh, Heng Samrin được cất nhắc làm