Ông Diệm trả lời: không tệ và có thể tự lo được. Lansdale nói thế thì không
nên yêu cầu Hoa Kỳ gửi quân chiến đấu vì chính Lansdale cũng không
muốn đổ quân vào tham chiến. Trong khi ông Diệm bàn luận với Lansdale
thì cố vấn Ngô Ðình Nhu cũng có mặt và hay xía vào. Lansdale nhận xét
ông Diệm đã không còn phong thái tự tin như cách đây một năm, sau lần
đảo chính hụt. Ông Diệm đã bị ông Nhu lấn áp quyền hành.
Với tình hình chống cộng không khả quan và một chính quyền đang xa rời
dân, bản báo cáo của Taylor sau chuyến đi đã khiến một số nhà hoạch định
chính sách trong Bạch Cung và Bộ Ngoại giao yêu cầu sứ quán Mỹ ở Sài-
gòn lập danh sách những người có thể thay thế ông Diệm, trong đó có phó
tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và bộ trưởng Nguyễn Ðình Thuần. Tài liệu
cũng nhắc đến mối quan hệ giữa tướng Dương Văn Minh và ông Thơ đã
từng bị Pháp bắt giam. Lá bài Dương Văn Minh lãnh đạo đảo chánh thành
công và đưa Nguyễn Ngọc Thơ lên thay đã bắt đầu được nhen nhúm thành
hình từ đó.
Nhưng hoạch định một vụ đảo chánh - và để thành công - là một công việc
đòi hỏi nhiều mưu kế. Bạch Cung chỉ muốn làm giấu tay, trong khi các
tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa lại chỉ chờ Mỹ "bật đèn xanh." Phải tốn
một thời gian mới đưa đến vụ đàn áp phật giáo ở Huế vào tháng 5. 1963
trong đó có sự việc hai tiếng nổ lớn xảy ra khi phật tử biểu tình trước đài
phát thanh đòi bỏ Dụ số 10 về việc treo cờ tôn giáo. Tác giả ghi nhận hai
tiếng nổ đó có thể là do Việt Cộng trà trộn, hoặc phe chính quyền gài vào,
hay do CIA tạo ra để bắt đầu tiến trình đưa ông Diệm xuống. Vụ phật giáo
xuống đường, theo tác giả, đã làm hoãn lại kế hoạch đ ã được Kennedy
chấp thuận vào đầu tháng 5, 1963 là rút 1,000 cố vấn về nước trước cuối
năm 1963 .
Cần nhắc lại rằng trước đó Hoa Kỳ đã có kế hoạch đảo chánh ở những nơi
có chính quyền không nghe lời Mỹ, như ở Iran với thủ tướng Mohammed
Mossedegh đã bị CIA lật đổ năm 1953 - trong một kế hoạch tương tự được
dùng lại ở Việt Nam - để đưa vua Shah thân Mỹ lên thay. Ở Iran chương
trình phát thanh bằng tiếng Farsi của đài VOA được dùng như một phương
tiện thúc đẩy rối loạn, đưa đến đảo chánh. Tại Nam Việt Nam, Hoa Kỳ