để cấp học bổng cho các nghiên cứu viên cùng các chi phí liên hệ. Nghiên
cứu viên được tuyển chọn theo một thủ tục do WJC ấn định, dựa theo đơn
xin, đề tài nghiên cứu, và khả năng, kinh nghiệm của ứng viên. Ðại để cũng
giống như thủ tục cấp phát học bổng nghiên cứu ở các đại học khác trên
nước Mỹ. Hội Ðồng Thường Trực Chương Trình (HDTT) có ba người Mỹ
gốc Việt: ông Hiệp Chu, sáng lập viên hội VietAID (tổ chức đã gây quỹ 5.1
triệu đô la để xây dựng thành công Trung Tâm Cộng Ðồng Việt Nam ở
Boston), cô Nguyễn Thị Trinh, một người hoạt động cộng đồng của
CAPAY (một tổ chức nhằm đào tạo tầng lớp lãnh đạo tương lai của các học
sinh Mỹ gốc Á Châu), và ông Nguyễn Bá Chung, giảng viên trường
UMass. Giáo sư và học giả tham dự HDTT đều không lãnh lương.
Niên khóa đầu tiên, 2000- 2001, có 4 ứng viên được chọn, trong đó có 2
người thuộc thành phần trong nước là các giáo sư Hoàng Ngọc Hiến
(HNH) và Nguyễn Huệ Chi (NHC). Theo sự giải thích của WJC, sự thiếu
vắng các tuyển viên ở hải ngoại là do điều kiện thường trú ở đại học buộc
tuyển viên phải sống ở Boston trong thời gian nhận học bổng. Hầu hết các
nhà văn, học giả ở hải ngoại đều đang có công ăn việc làm, không ai muốn
bỏ công việc của họ. Nhất là, học bổng Rockefeller không nhiều và không
ai được hưởng học bổng toàn phần. Kể từ niên khóa kế tiếp, điều kiện
thường trú được miễn trừ, nhất là đối với ứng viên thuộc cộng đồng Việt
Nam hải ngoại. Từ đó, số tuyển viên từ cộng đồng tăng lên gấp bội. Về
điều kiện tuyển chọn, WJC khẳng định một nguyên tắc của họ là không dựa
vào khuynh hướng chính trị của ứng viên. Sau 3 năm, có tất cả 25 nghiên
cứu viên tham dự chương trình, trong số đó có 4 người Việt Nam đến từ
trong nước (ngoài các ông HNH, NCH là hai đạo diễn Trần Văn Thủy và
Ðỗ Minh Tuấn). So với các chương trình học bổng Rockefeller khác,
chương trình của WJC có số tham dự đông nhất, vượt gấp hai gấp ba số
lượng trung bình. Một sự kiện cần ghi nhận là trong suốt 3 năm của chương
trình, học bổng cao nhất mà một tuyển viên đến từ Việt Nam được cấp phát
là 12 ngàn đô la bao gồm cả ăn ở.
Sự lựa chọn hai học giả đến từ trong nước cho niên khóa đầu đã gây phản
ứng mạnh từ một số thành viên và tổ chức cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại,