tới thành công. Việt Nam muốn, và trên thực tế, đang theo gương
Trung Quốc hơn là Liên Xô. Tuy nhiên, có một khác biệt rất căn bản:
Trung Quốc sau khi cải cách kinh tế thực sự có cải cách chính trị (sửa
đổi hiến pháp, điều lệ đảng, Ðảng phải phục vụ quyền lợi của nhân
dân chứ không phải ngược lại, công nhận quyền tư hữu chính đáng
của người dân (= sổ hữu không chính đáng sẽ bị truy cứu trách nhiệm)
chống tham nhũng làm giàu bất chính, vai trò quan trọng của dân
doanh hơn quốc doanh...) còn Việt Nam thì không/ chưa thấy bày tỏ
quyết tâm đó bằng hành động, bằng cơ chế cụ thể.
nhận xét: “Không diệt tham nhũng thì không thể phát triển kinh tế và
càng ngày dân càng mất niềm tin ở nhà nước. Còn quyết tâm cải cách
kinh tế để phát triển rồi sẽ phải cải cách chính trị.” Chúng ta không
diệt tham nhũng nhưng làm như thể đang cương quyết diệt tham
nhũng, không quyết tâm cải cách kinh tế nhưng làm nhưthể đang
quyết tâm cải cách kinh tế, không cải cách chính trị nhưng làm như thể
đang quyết tâm cải cách chính trị. Thái độ ngụy tín này có thể đem lại
lợi lộc, đặc quyền đặc lợi cho một số quan chức cao cấp nhưng rõ ràng
đang mài mòn niềm tin trong đông đảo quần chúng nhân dân cũng như
người nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Về mặt tâm lý, ngụy tín
bị giải hoặc, nghĩa là bị vén màn bí mật, sẽ biến thành một trò hề trơ
trẽn.
5. Trở lại với ngày 30.4 và 7.5. Liệu chúng ta có thể tìm lại và khôi phục
tinh thần ngày 30.4 và 7.5 không? Theo tôi, vấn đề không khó nhưng tế nhị.
Không khóù vì thực tế ai cũng mang trong máu tinh thần đó, ngọn lửa vẫn
âm i cháy chứ không tắt. Có những người vì lợi ích cá nhân, phe đảng,
muốn đánh tráo, muốn che chắn làm nó tối đi, đây là một trò hề đã hạ màn.
Tế nhị vì phải làm sao cho các anh hề có cảm tưởng như thể họ tự nguyện
và chủ động từ bỏ vai hề, không chịu bất cứ một tác động nào dù tinh tế
nhất từ bất cứ một ai. Vấn đề là làm cho tinh thần đó tỏa sáng trở lại. Trong
hành trình tìm lại quá khứ, tôi khám phá ra nhiều chân dung, người Việt