quyền lực trở nên rõ ràng minh bạch hơn, người ta còn thấy được cả
mối quan hệ nhân – quả của chúng. Thấy sự thật, nói ra sự thật là bước
đầu giải quyết mối ẩn ức tâm lý rất bức xúc được chôn sâu trong lòng,
đó là phát hiện và nhìn nhận tôi vừa là tôi vừa là cái–không-tôi, cái-
vượt-khỏi-tôi trước kia. Hẳn chúng ta còn nhớ, cách đây khoảng 7, 8
năm, quốc hội họp bàn về tham nhũng, có một đại biểu quốc hội đã
phản đối việc đưa vấn đề tham nhũng vào chương trình nghị sự vì theo
ông như vậy có khác gì công nhận - trước dư luận trong và ngoài nước
– một đất nước được Ðảng lãnh đạo và Nhà nước quản lýlại có nạn
tham nhũng nổi cộm đến nỗi phải chính thức mổ xẻ trong quốc hội!
Con đà điểu biết nói này có lẽ đã chạy bộ về Úc. Ngày nay, quốc hội
nhìn vấn đề một cách tỉnh táo, can đảm và khoa học hơn, chẳng hạn
quyền hạn và trách nhiệm của bộ trưởng, quyền “cách chức” bộ
trưởng bất kể ông là ai.
Tự huyễn hoặc trong thái độ ngụy tín, làm như thể tin nhưng thực ra
không tin, không tin nhưng lại làm cho mọi người nghĩ là mình tin,
đóng kịch lừa dối mọi người và cuối cùng tự lừa dối chính mình,
những người nắm quyền lực trong tay đã giải hoặc như thế nào?
Người dân thường, khi được thực tiễn mở mắt, thì sốt sắng và nhanh
chóng tự giải thoát khỏi những ẩn ức tâm lý và thái độ ngụy tín; với
những người có chức có quyền, quá trình diễn ra lắt léo hơn. Họ có
thực sự muốn tự giải hoặc hay muốn sống mãi trong ngụy tín? Trước
nhất, ngụy tín là đóng kịch để che mắt người dân trong phạm vi có thể
được. Giải thích những xấu xa, đen tối, tiêu cực của tham nhũng có
nguồn gốc từ bên ngoài, do người khác, chứ không phải do mình (điều
mà báo chí và dân chúng gọi là thái độ “vô cảm” và “vô trách
nhiệm.”) Chính mình là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của tham
nhũng nhưng lại làm như thể mình cũng chỉ là nạn nhân của tham
nhũng mà thôi. Có một hồi kịch bản này phát huy tác dụng, nó che
mắt được một số người. Những người này coi tham nhũng như một
định mệnh, một thứ “vận nước” lúc suy tàn, chẳng phải trách nhiệm