CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 48

xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Vì lợi
ích toàn dân? Nhà nước của dân do dân vì dân? Hãy tự xét lại mình xem
chúng ta thực sự đang phấn đấu vì lợi ích 80 triệu người hay chủ yếu vì lợi
ích của không đầy 2 triệu người? Muốn có Ðiện Biên Phủ, phải có tinh thần
đại đoàn kết, ý chí quyết chiến quyết thắng, đấu tranh vì lợi ích toàn dân.
Không có tinh thần đại đoàn kết, không có ý chí quyết chiến quyết thắng,
không một lòng đấu tranh vì lợi ích toàn dân, sẽ không có Ðiện Biên Phủ.
3. Ðó là hiện tượng, còn bản chất vấn đề nằm ở đâu? Chúng ta thường nói
tới bốn hiểm họa là tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng và diễn biến hoà
bình. Bốn hiểm họa trên, ai cũng thấy, chúng ta đều hội đủ cả. Ở đây, tôi
muốn nhấn mạnh tới hiểm họa tham nhũng, xét dưới khía cạnh tâm lý và
ngữ nghĩa học chứ không dưới khía cạnh chính trị, xã hội (vì người ta đã
nói nhiều quá rồi). Thứ nhất, ý nghĩa của một câu chữ (thí dụ chữ tham
nhũng
) không nằm trong chính câu chữ đó mà nằm trong mối quan hệ với
hệ thống những câu chữ (thí dụ trong tiếng Việt, với các chữ ăn tiền, sách
nhiễu, đút lót, trà nước, bôi trơn, tiêu cực phí, phong bì, chung chi...) và với
thực tại bên ngoài câu chữ, thực tại này có thể là thực tại ảo trong đầu óc
con người (“tái phân phối lợi tức,” “bao che,” “bảo kê xã hội đen kiểu Năm
Cam,” chạy quyền, chạy chức, chạy tội...) hoặc thực tại sống thực bằng
xương bằng thịt (cơ chế tham nhũng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài,
có lộ trình, có bước đi, có đẳng cấp rất lớp lang bài bản...). Thứ hai, không
những gắn liền với một hệ thống ý nghĩa, mỗi câu chữ còn tạo ra một hệ
thống thái độ, cử chỉ tương ứng. Ðối với người coi tham nhũng như một
hiện tượng bình thường, phổ biến , xảy ra mọi nơi, mọi cấp, chữ “tham
nhũng” tạo thái độ chịu đựng, mỉa mai, đôi khi đượm chút coi thường hoặc
khinh bỉ. Ðối với những người coi tham nhũng như một tệ nạn xã hội, “từ
trên trời rớt xuống” chẳng biết do đâu mà ra thì tham nhũng gây cho họ thái
độ bức xúc, tìm kiếm cho ra tác giả, ra địa chỉ rõ ràng để quy trách nhiệm
của những người “vô cảm,” “vô trách nhiệm,” “dửng dưng trước mọi cảnh
bất công, ngang trái trong xã hội.” Ðối với những ai coi tham nhũng như
một tội ác cần cương quyết bài trừ, chữ “tham nhũng” tạo thái độ tuyên
chiến, dứt khoát. Ðảng viên chân chính cương quyết chống tham nhũng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.