CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 54

nhiều tác giả

Chiến tranh nhìn từ nhiều phía

Người đi, thơ còn lại

Phạm Xuân Nguyên

Tháng 10/2003 báo Quân Đội Nhân Dân có tổ chức một cuộc tọa đàm nhan
đề “Thơ hôm nay đi về đâu?”. Thành phần được mời dự cuộc đó là các nhà
thơ nhà phê bình thế hệ tứ thập, sau lớp chống Mỹ và trước lớp thơ trẻ hiện
nay, có thể tạm gọi là thế hệ hậu chiến. Các ý kiến phát biểu hôm đó đã
được đăng lên báo

[1]

và đã gây ra một số phản ứng. Bị phản ứng nhất là

những ý kiến cho thơ chống Mỹ đã hoàn thành sứ mệnh, bây giờ là đến một
thời thơ mới. Những người phản ứng cho như thế là phủ nhận quá khứ (một
luận điệu khá sáo rỗng và cũ mòn). Tôi viết bài nay như một sự minh định
cho cuộc tọa đàm đó.

1.

Trước hết cần phân biệt hai khái niệm: Thơ chống Mỹ và Thế hệ thơ chống
Mỹ. Thơ chống Mỹ là thơ sáng tác trong thời kỳ diễn ra cuộc kháng chiến
chống Mỹ, đội ngũ thơ lúc đó có nhiều thế hệ. Đề tựa cho tuyển tập Thơ
chống Mỹ cứu nước
(1965 – 1967) Chế Lan Viên viết: “Từ anh Khương
Hữu Dụng cầm bút hồi sinh thời cụ Phan Bội Châu đến em bé Trần Đăng
Khoa đẻ ra sau ngày hòa bình lập lại, tất cả đều có mặt.”

[2]

Đội ngũ này

làm nên một nền thơ chống Mỹ trong những ngày khói lửa chiến tranh.
Thế hệ thơ chống Mỹ hiểu là những người đã trưởng thành và kinh qua
chiến tranh, đã có thơ trong chiến tranh hoặc sau khi chiến tranh kết thúc
mới có thơ, nhưng thế hệ nhà thơ này khẳng định mình chủ yếu là sau
1975. Hữu Thỉnh ký tên Nguyễn Hữu ở bài thơ về năm anh em trên một
chiếc xe tăng in chung trong một tập thơ chiến sĩ năm 1972, và năm 1973
anh được giải ba cuộc thi thơ báo Văn Nghệ với bài Mùa xuân đi đón, đó
mới là dấu hiệu khởi đầu. Thanh Thảo được nhà thơ Chế Lan Viên giới
thiệu chùm thơ 13 bài trên tạp chí Tác Phẩm Mới năm 1972, đó mới là dấu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.