CHIM ÉN LIỆNG TRỜI CAO - Trang 303

Chương mười lăm

D

ẻn, Vi Văn Dẻn, nguyên tri châu Bảo Trang bên miền đông tỉnh Lào

Cai, nay là huyện Bảo Trang, đã có mặt ở Phong Sa gần tháng nay. Trước
Dẻn, ở cứ điểm này, đã có tổng đoàn Ngao, lí trưởng Thào A Đủa người
Mông và Lý seo phải người Hà Nhì. Dẻn đến chắc chắn là để hoàn chỉnh
chân dung tập đoàn tay sai rất hung hãn này. Điều này thì ai cũng rõ. Trong
thế thất bại không thể tránh được, việc tổ chức bè lũ tay sai thành một lực
lượng chống phá cách mạng với GCMA là nòng cốt để gây thành nạn thổ
phỉ ở các vùng dân tộc thiểu số đã là đường lối chiến lược của Bộ Chỉ huy
quân sự Pháp ở Bắc Kì rồi!

Tuy nhiên việc Vi Văn Dẻn xuất hiện ở đây có ý nghĩa quan trọng hơn

rất nhiều những điều người ta nghĩ. Họ Vi của Dẻn vốn là thổ ti lâu đời,
được hưởng chế độ “thế tập phiên thần”, cha truyền con nối của triều đình
nhà Nguyễn từ cuối thế kỉ thứ mười chín. Đầu thế kỉ hai mươi, khi quân đội
Pháp chiếm đóng tỉnh Lào Cai thì dòng họ này ngay lập tức trở thành kẻ tâm
phúc tự nguyện vô cùng ngoan ngoãn của bọn xâm lược. Cách mạng tháng
Tám năm 1945 bùng nổ. Lúc này, họ Vi còn lại có hai anh em là Vi Văn
Tăm và Vi Văn Dẻn. Tăm là địa chủ ở đất Cam Đồng, một chúa đất quê
mùa, bóc lột tàn bạo dân quê theo lối phát canh thu tô và các kiểu phi cổ
điển khác, như độc quyền việc xay thóc lúa ở cái cối ngàn nhà mình. Khác
hẳn anh trai, Dẻn trẻ tuổi, được người Pháp đào tạo qua các trường lớp có
bài bản hẳn hoi, năm 1942 được hậu thuẫn của De Bernard, một sĩ quan tình
báo cỡ bự, leo lên chức tri châu Bảo Trang. Dẻn có cổ phần trong Công ty

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.