- Sứ giả Xiêm La sang bảo Đại Việt có rất nhiều công chúa đẹp hỏi chắc
là họ không gả đâu! Mà Ai Lao lại có đội tượng binh hùng mạnh thì cứ
đem sang mà quấy nhiễu. Muốn được yên ổn thì phải gả công chúa cho.
- Thế ngươi có biết thâm ý của người Xiêm La là thế nào không?
- Dạ, mạt tướng chỉ nghe theo lệnh vua sai, làm sao mà biết được!
- Chính vì thế mà ta mới “mời” tướng quân cùng ngồi ở đây uống rượu
để giảng giải cho tướng quân nghe. Sau đó trở về tướng quân nói lại thiệt
hơn cho vua Ai Lao nghe. Vốn là Xiêm La từ xưa đã rất thèm khát vùng
vựa lúa phì nhiêu của Ai Lao ở phía Tây Bắc, bên bờ Mê Kông. Xiêm La
xui Ai Lao chiến tranh với Đại Việt để Ai Lao hao người, tốn của. Sau yếu
đi. Lúc đó Xiêm La mới có cơ hội làm được việc đó.
- Quả thật là vua tôi chúng tôi không biết gì về thâm ý này của Xiêm La
ạ! Bây giờ Điện súy nói tôi mới rõ. Nếu Điện súy tha về, nhất định tôi sẽ
trình bầy hơn thiệt ý của Điện súy với vua của tôi.
- Để tỏ sự đại lượng của Đại Việt, ta sẽ tha cho tướng quân cùng các
quân sĩ được trở về Ai Lao. Không giữ lại một ai. Riêng đội tượng binh thì
phải giữ lại. Không có vua Ai Lao lại dùng chúng để tiếp tục quấy nhiễu
Đại Việt lần nữa.
- Nếu được như vậy thì bại tướng đây, xin quỳ lạy Điện súy ba lạy. - Nói
rồi tướng Ai Lao đứng dậy. Nhưng Ngũ Lão đã đỡ lại và bảo:
- Tướng quân không phải làm vậy! Cái cốt yếu là phải giữ chữ tín với
nhau là được.
- Tôi xin thề với Điện súy là lần sau vua có sai tôi sang quấy nhiễu Đại
Việt, dù có bị chém đầu tôi cũng không đi.
- Tướng quân đã nói vậy là đủ rồi.
Phạm Ngũ Lão tha hết cho quân Ai Lao về, chỉ giữ lại đội tượng binh
đem về kinh thành. Riêng con voi trắng khi ra gần đến cửa rừng già thì Dã
Tượng bảo với nó: