CHIM ƯNG VÀ CHÀNG ĐAN SỌT - Trang 215

19

Năm 1300, mùa xuân tháng Hai, có người đàn bà ở Lộ Hồng (hiện không

rõ ở đâu) sinh đứa con trai hai đầu.

Mùa hè, tháng 6, sao sa…

Hưng Đạo Đại vương ốm nặng. Vua Anh Tông thân đến điền trang Vạn

Kiếp hỏi:

- Chẳng hay Đại vương chết, giặc phương bắc lại sang thì dùng kế sách

gì để chống lại?

Hưng Đạo Đại vương trả lời:

- Ngày xưa Triệu Võ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân

dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), rồi đem đại quân từ Khâm
Châu, Liên Châu đánh vào tỉnh Trường Sa, dùng đoàn binh úp đằng sau, đó
là một thời. Đến thời Đinh Lê dùng được người hiền tài, đất phương Nam
mới mạnh, mà phương bắc thì mỏi mệt, suy yếu. Trên dưới cùng lòng, lòng
dân không chia, xây thành Bình Lỗ (khu vực Thái Nguyên bây giờ) phá
được quân Tống, đó cũng là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm
chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh thẳng vào Khâm Châu, Liên
Châu là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô và Ô Mã Nhi bốn mặt bao
vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức. Giặc tự bị
bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trận dài, ta cậy binh ngắn. Lấy
ngắn chế dài là việc thường của binh pháp. Nếu thay quân giặc đến ồ ạt như
lửa cháy, gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không
cần của dân, không cần được chúng thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét
quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời mà làm, có thu được binh lính một
lòng như cha con thì mới dùng được vả lại KHOAN THƯ SỨC DÂN ĐỂ
LÀM KẾ SÂU GỐC BỀN RỄ. ĐÓ LÀ THƯỢNG SÁCH ĐỂ GIỮ NƯỚC.
MẤT LÒNG DÂN LÀ MẤT TẤT CẢ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.