CHIM ƯNG VÀ CHÀNG ĐAN SỌT - Trang 213

Nhân Huệ vương vốn là con người hành động. Chỉ một thời gian ngắn

sau, ở Khánh Dư dường như chưa có biến cố gì xẩy ra. Việc kiếm một bạch
mã khác dễ như trở bàn tay. Theo lời khuyên của Trần Khắc Chung, Trần
Khánh Dư trở ra Vân Đồn chấn hưng việc làm ăn, buôn bán ở đó. Vương
cho nạo vét mở rộng luồng lạch để thuyền lớn có thể ra vào dễ dàng được.
Cái đầu mối nhập hàng từ Trung Quốc sang cũng được mở rộng, chắp nối
lại, đi vào hoạt động quy củ, chặt chẽ và phát triển hơn. Khách (chỉ lái buôn
Tầu) vào ăn hàng ngày cũng một đông. Họ bán chủ yếu là thuốc bắc, thôi
thì đủ loại từ thuốc bổ, đến thuốc kích dục và đặc biệt cả… thuốc độc giết
người từ từ đến chết ngay tắp lự. Ngoài ra còn có gấm Tứ Xuyên, đồ sứ
Giang Tây, các loại rượu quý như Mao Đài… Còn họ ăn tạp từ “thượng
vàng, đến hạ cám”. Các thứ quý hiếm thì gồm sừng tê, ngà voi, xương hổ,
ngọc bích, ngọc đỏ… Loại trung thì cá ngựa đỏ, cá ngựa đen, thảo quả, gỗ
hương, gỗ trắc, gỗ huỳnh đàn… Loại “hạ cám” gồm sắn khô thái lát, khoai
lang tươi, khoai lang khô, thậm chí cả mùn cưa của các loại gỗ quý.

Khánh Dư phân chia ra từng khu vực. Khu nào chuyên buôn bán ngành

hàng đó cho dễ quản lý. Những tay làm ăn trí trá, buôn bán hàng giả,
Khánh Dư cho thích chữ vào mặt. cấm cho quay trở lại Đại Việt. Thi
thoảng cũng có thuyền buôn lớn từ Phù Tang và Mã Lai vãng qua. Họ thích
đồ gỗ và đồ gốm Bát Tràng của ta. Và bán tơ lụa rất đẹp, cùng các đồ thủy
tinh cao cấp. Bấy giờ Vân Đồn trở thành thương cảng sầm uất nhẩt không
chỉ của Đại Việt mà còn cả ở vùng phía nam Trung Quốc và nói rộng ra là
của vùng Đông Nam Á.

Nhân Huệ vương cũng khéo biết tổ chức mạng lưới thu thuế rất hiệu

nghiệm. Cả thuế nhập lẫn thuế xuất. Có những thứ thuế Khánh Dư đặt cao
chót vót. Khách còn chịu đựng được thì còn để. Khi thấy có vẻ đã “già néo
thì đứt dây” Vương mới cho nới ra. Tiền thuế thu được, cũng như tiền lãi,
một nửa vương nộp về cho triều đình. Tự nhiên được một nguồn thu không
nhỏ, từ Thượng hoàng đến vua đều khen Khánh Dư là người “buôn bán mát
tay”. Thật tiếc là sau khi Nhân Huệ vương mất, thương cảng lụi dần và bây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.