đưa vào cho Quốc Chẩn uống, uống xong thì chết. Bắt hơn 100 người xét
hỏi, tất cả đều kêu oan. Vài năm sau, gặp khi vợ cả, vợ lẽ tên Phẫu ghen
nhau, đem việc Văn Hiến hầu dúi vàng tâu lên vua. Vua giao xuống cho
ngục quan xét. Lê Duy là người cương trực, xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Tên
Phẫu bị tội lăng trì. Văn Hiến được miễn tội chết, giáng xuống làm thứ dân,
xóa tên trong sổ hoàng tộc. Việc nhẫn tâm đến như thế mà Khắc Chung còn
vào hùa làm được thì việc gì hắn không dám làm. Chỉ có việc đi sứ gặp Ô
Mã Nhi để cầu hòa và dò xét tình hình địch là khả quan thôi, cho nên được
khen là người giỏi. Đưa về chôn ở Giáp Sơn. Gia nô của Huệ Võ vương
Quốc Chẩn đào mồ lên, băm nát xác ra.
Về Trần Khánh Dư, theo Đại Việt Sử ký toàn thư ghi, năm 1340 Nhân
Huệ vương chết không biết sử có ghi nhầm không, chứ ngay từ lần quân
Mông Cổ xâm lược đầu tiên (năm 1258) Trần Khánh Dư lúc đó khoảng
mười tám đôi mươi rồi. Nếu quả như thế thì Trần Khánh Dư sống trên dưới
một trăm tuổi sao?
Người ta thường chúc nhau ba chữ Phúc - Lộc - Thọ. Khánh Dư không
có chữ Phúc. Nên ứng với câu thiên hạ than “đa thọ - đa nhục”, cuối đời,
con thì không thấy mà cháu cũng chết cả rồi. Chỉ còn lại con chim ưng lông
đỏ, mỏ quặp làm bạn với Nhân Huệ vương lúc xế chiều. Tuy nhiên nó cũng
đã “lụ khụ” lắm rồi, lông lá xù xì, không thể nhảy được nữa, huống chi là
bay. Cũng không thể tự mổ bụng vịt ra ăn, mà phải nhờ đám gia nhân vứt
cho ít thịt vụn. Nhiều lúc nó xoẹt cả ra sập của Trần Khánh Dư.
Nhân Huệ Vương chết được mấy hôm thì con chim ưng cũng bỏ ăn mà
chết. Gia nhân không đem chôn mà vứt xác nó vào nhà tiêu.
Về người anh hùng có tài và cũng có nhiều tật (tội thì chính xác hơn) thì
mãi hơn một trăm năm sau ngày mất, mới được ai đó dựng đền thờ ở mãi
tận đảo Quan Lạn, cách thành phố Hạ Long bây giờ khoảng 40 km. Vào
gần mười năm trở lại đây, dân đánh hàng “tiểu ngạch” qua Trung Quốc và
ngược lại, cũng gom góp tiền xây đền thờ Trần Khánh Dư tại đảo Cái Bầu -
thuộc Vịnh Hạ Long. Hơn bảy trăm năm sau ngày Đại phá quân Nguyên ở