Lời tâm đắc với tác giả “Chim ưng và chàng đan sọt”: đạm bạc mà
sâu xa
Tại sao gần đây nhiều nhà văn ta có xu hướng viết tiểu thuyết lịch sử?
Tôi cũng nằm trong số đó. Tôi không dám trả lời thay cho các tác giả khác.
Với riêng tôi thì đó là vì tiểu thuyết lịch sử có thể giúp tôi nói lên những lời
tâm huyết với sự thế, với cuộc đời đương đại. Lịch sử hoàn toàn có thể giúp
chúng ta soi sáng những diễn biến hôm nay, cho ta thay những nguồn động
lực làm nên những đổi thay lịch sử, cho ta thấy tâm nguyện của người thế
hệ trước, những kinh nghiệm của tiền nhân, thất bại và thành công trong
việc giữ gìn bảo vệ đất nước, phát huy tiềm lực của dân tộc, những tính
cách của người Việt hình thành trong đời sống tự nhiên, những tinh túy của
con người và cả những ô nhiễm, những triết lý sống của ông cha và cả
những lầm lạc, tất cả còn tiềm ẩn cho đến hôm nay, mà nếu ta hiểu được,
khai thác được, rũ bỏ được thì có ích biết bao trong cuộc sống đương thời.
Những kỳ vọng gửi vào nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử thì còn nhiều lắm.
Vấn đề là làm sao đây, con đường nào, phương pháp nào đi tới. Có tác giả
nói làm tiểu thuyết lịch sử chăng qua là “văn chương hóa” lịch sử. Nhưng
cũng có ý kiến làm tiểu thuyết lịch sử chính là để khám phá những sự thật
lịch sử. Có nghĩa là những tác phẩm lịch sử kể cả những di sản lịch sử cho
đến nay đã có công rất lớn lưu lại những dấu ấn của lịch sử qua các thời
đại, các sự kiện, các nhân vật, nhưng chúng ta những người thời sau rất biết
ơn mà chưa bằng lòng. Còn nhiều câu hỏi đặt ra chưa được trả lời sáng tỏ,
ngày càng hé ra rất nhiều sự thật còn ẩn giấu đằng sau các sự kiện cần được
khám phá. Có một nghệ thuật để khám phá những cái đó, là tiểu thuyết lịch
sử. Và cuốn tiểu thuyết của Bùi Việt Sỹ tôi đang cầm bản thảo trong tay, và
đọc một mạch trong hai ngày xong, chính là như thế. Tác giả đã thực sự
làm một công trình khám phá những sự thật của quá khứ một thời. Đây
chính là một điều tâm đắc của tôi. Anh bạn của tôi đã đi con đường nào, đã