vận hành cách nào để một thời kỳ oanh liệt trong lịch sử nước ta hiện ra với
tất cả những chi tiết sống động, với tất cả những sự thật ẩn giấu bên trong,
và chính những cái còn ẩn giấu ấy mới làm rõ ra sự thật, mới cắt nghĩa
được các sự kiện lịch sử chính yếu, chỉ có tác giả mới trả lời được.
Chúng ta đều biết những sự thật lịch sử dưới bốn hình thức ghi nhớ: 1-
Chính sử, những sự kiện lịch sử được gọi là chính thức do các sử quan và
các cơ quan nghiên cứu lịch sử đương thời ghi chép. 2- Bí sử, gồm những
sự kiện đã diễn ra trong lịch sử nhưng được tiết lộ hoặc trong ký ức, ký sự
của những người tham gia, hoặc chứng kiến. Hoặc vĩnh viễn bị mất đi, hoặc
được tiết lộ dần dần khi có thời cơ. 3- Dã sử, gồm những sự kiện hoặc chi
tiết được truyền miệng, dưới hình thức tưởng tượng, “huyền bí hóa” (huyền
thoại), gán cho thần thánh (thần thoại), mang dấu ẩn tâm linh (Việt điệu u
linh tập, Lĩnh Nam chính quái). Cả bốn hình thức đều có vai trò riêng của
mình, đều có những ưu thế và nhược điểm, và đều phản ánh những sự thật
lịch sử. Huyền thoại Lạc Long - Âu Cơ đẻ trăm trứng nở trăm con trai, 50
con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên rừng nghe ra có vẻ huyền
hoặc nhưng nói lên những sự thật thời dựng nước của các dân tộc trên đất
Việt này. Đó là sự thật có những người anh minh, có tụ hợp có ly tán, có vai
trò của rừng núi và biển cả, cha và mẹ, rồng và tiên, đất và nước. Có Kinh
Dịch, một học thuyết của phương Đông để lại dấu ấn trong minh triết Việt
và ngay trong huyền thoại đó.
Tôi là bạn viết cùng cơ quan với Bùi Việt Sỹ nên đã từng đọc nhiều tác
phẩm của ông trước đó. Nhưng đến tác phẩm này, tôi chợt thấy hình như tôi
gặp lại một Bùi Việt Sỹ khác hẳn. Hình như cái “gien” Tồn Am Bùi Huy
Bích (1744-1818) của thế kỷ XVIII lấp lánh trên những dòng chữ một hậu
duệ cách xa mấy đời. “Tồn Am đạm bạc mà sâu xa” (thơ Cao Bá Quát).
Đạm bạc mà sâu xa chính là phong cách tiểu thuyết tôi đang cầm trong tay.
Tôi đã biết từ sách giáo khoa thư thời thơ ấu một Phạm Ngũ Lão người
anh hùng của một làng quê, ngồi giữa chợ đợi quân tướng của Trần Hưng
Đạo đến để ra mắt đầu quân. Nhưng phải đến Chim ưng và chàng đan sọt
tôi mới có hình ảnh chàng trai thôn dã ngồi giữa chợ ấy thực sự được một