Thụy lại thả chim bồ câu gọi Khánh dư tới. “Cái kim trong bọc lâu ngày
cũng phải thòi ra” Một lần Khánh Dư đi vắng, cánh thư buộc ở chân chim
câu không được gỡ ra thế nào lại rơi vào tay Trần Quốc Nghiễn. Biết công
chúa cắm sừng mình, nhưng cũng lo Khánh Dư xảo quyệt lại là Thiên tử
nghĩa nam nên Hưng Võ vương phải lập kế vờ về Vạn Kiếp thăm cha mấy
ngày. Nửa đêm Hưng Võ vương đưa gia binh vây kín phủ, đèn đuốc sáng
trưng. Biết sự việc đã bị phát giác, trong lúc công chúa cuống cuồng sợ hãi
thì Khánh Dư vẫn bình thản:
- Nàng là công chúa. Còn ta con nuôi Thiên tử. Xem hắn làm gì nào?
Rồi ung dung xách gươm bước ra khỏi phòng the. Quốc Nghiễn lăn xả
vào đâm và chém loạn xạ. Khánh Dư chỉ đón đỡ chứ không đánh lại. Quốc
Nghiễn càng điên cuồng khi thấy công chúa nhảy ra có ý che đỡ cho tình
địch. Lợi dụng cơ hội đó Khánh Dư thích một mũi gươm vào vai Quốc
Nghiễn rồi mở đường máu tháo chạy. Đám gia binh của Hưng Võ vương
biết Khánh Dư là tay kiếm không vừa, nên chỉ vây ở vòng ngoài hò hét,
chứ không ai dám xông vào. Khánh Dư ung dung ra chuồng tháo ngựa,
nhảy lên và phóng vụt qua cổng phủ.
Sáng sớm hôm sau, Quốc Nghiễn mang cánh tay bị thương còn ướt đẫm
máu vào chầu hai vua Trần. Dập đầu xuống sàn, tâu khóc xin hai vua trả lại
sự “công bằng” cho mình.
Vẫn biết Khánh Dư là kẻ “trăng hoa” nổi tiếng, nhưng liều lĩnh đến mức
như thế này, là điều hai vua Trần cũng không thể tưởng tượng được. Một
đằng là Thiên tử nghĩa nam, lại từng có công với nước, nếu Trần Quốc
Nghiễn không phải là con trai cả của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn
chắc Khánh Dư chỉ bị quở trách cho lấy lệ và phạt mấy mâm vàng cùng vài
trăm mẫu ruộng là xong. Nhưng thế của Hưng Đạo vương, mặc dù lúc ấy
chưa được phong Quốc công Tiết chế nắm giữ toàn bộ binh quyền nhưng
cũng đủ làm nghiêng nước. Bởi thế Thượng hoàng Trần Thánh Tông phải
ra lệnh bắt trói Khánh Dư ngay. Toàn bộ gia sản bị tịch thu xung vào công
quỹ. Chiều tối Thượng hoàng ra lệnh giải Khánh Dư lên bờ Hồ Tây, dùng