Trở lại chuyện Hưng Đạo vương và Chiêu Văn vương trong trại lớn. Mở
đầu Hưng Đạo vương điểm đúng huyệt người ngồi đối diện:
- Nghe nói suất ăn của gia binh Chiêu Văn vương khá hơn của quân triều
đình có đúng không?
- Quả là có chuyện ấy thật. Vì gia binh chỉ có ba ngàn mà quân triều đình
có tới năm vạn quân lương không thể kham nổi.
- Chiêu Văn vương đừng lo, mười ngày nữa sẽ có lương cấp đủ cho
Chiêu Văn vương. Tuy nhiên bản vương chỉ lưu ý Văn vương một điều nhỏ
là đối với quân lính phải thật công bằng, kể cả binh Tống cũng thế. Đói
cùng đói, no cùng no. Có như thế khi lâm trận, tất cả đều xả thân… chứ
không suy bì được.
- Tiết chế thật là cao kiến. Vừa có lý lại có tình. Văn vương này xin nghe
theo.
- Hàng ngày Văn vương thao luyện thủy quân thế nào?
- Vẫn như cũ thôi. Chia làm hai phe “đối luyện”. Tập trận như trò chơi ở
các lễ hội. Vui vẻ lắm, ai cũng thích thú cả.
- Như thế là không được rồi. Lâm trận thật thì làm thế nào?
- Thế theo Tiết chế thì phải làm sao?
- Độ gần nửa tháng nữa triều đình sẽ cấp cho Văn vương khoảng bảy
chục thuyền đinh lớn, gần bằng chiếc thuyền của Toa Đô đang chinh phạt
Chiêm Thành. Văn vương nên chia quân ra làm các đội thay nhau tấn công
các chiến thuyền đó”. Đánh theo kiểu “xa luân chiến”, liên tục bất kể ngày
đêm, sớm tối nắng mưa. Còn nữa phải cho lính tập phòng thủ chống quân
Nguyên Mông bắc cầu phao từ phía kinh thành Thăng Long tấn công sang.
- Ta hiểu rồi! Đúng là phải như thế thật. Chứ như bây giờ thì lúc đánh
nhau thật sẽ hỏng cả.
Rồi Hưng Đạo vương cũng truyền lệnh cho Chiêu Văn vương (tất nhiên
là giọng nói nhẹ nhàng hơn) như với Nguyễn Khoái về việc phải vót ba