vậy ông ngoại bà ngoại sẽ không đến đây nữa. Dường như bất kỳ câu trả lời
nào cũng chỉ đều khiến Phi Minh thêm buồn.
Vì vậy, Cát Niên chỉ có thể âm thầm tự tần canh gà cho Phi Minh. Cô
nhớ rõ ràng tài nghệ nấu bếp của mẹ hoàn toàn không cao, nhưng cho dù cô
có dùng bao nhiêu cách, tần bao nhiêu giờ, Phi Minh vẫn luôn nói uống
canh thấy hơi nhạt, con bé không sao quên nổi canh gà của “bà ngoại.”
“Cháu còn chưa được gặp ông bà được mấy lần, lẽ nào cô giáo và các
bạn sớm hôm tiếp xúc lại không bằng hai người bọn họ sao?” Có lúc thật
không còn cách nào khác, Cát Niên đành hỏi Phi Minh như vậy.
Phi Minh trả lời rất hiển nhiên, con bé nói: “Cô, chuyện ấy sao có thể
giống nhau được, cô giáo là cô giáo, các bạn là các bạn, nhưng ông bà và
cậu là người thân của cháu.”
“Khác nhau ư?”
“Đương nhiên là khác rồi, bạn bè, bạn học, cô giáo đều có thể rời xa,
nhưng người thân thì không.”
Cát Niên nghe xong câu nói này liền vội quay mặt đi, rất lâu sau cô vẫn
không dám nhìn Phi Minh.
Bởi cô quá hiểu, chỉ cần là người đang sống, đều khó đảm bảo sẽ không
rời xa.
Nhưng những chuyện đó đều không thể nói với Phi Minh. Phi Minh là
một cô bé rất đặc biệt, con bé quá khao khát một gia đình, cảm giác trông
đợi vào tình thân, vào đoàn viên dường như quá lớn. Điều này cũng không
thể trách con bé, những thứ quá đỗi thông thường như bố mẹ, người thân
con bé đều không có, không phải chúng ta vẫn điên cuồng theo đuổi những
thứ chúng ta chưa từng có hay sao? Cát Niên thậm chí bắt đầu hiểu ra, có
thể thứ Phi Minh lưu luyến không hẳn là vị canh gà bà ngoại, mà là vị gia