Về sau Giang Nam từng hỏi cô sao lại thất vọng.
Chu Tiểu Bắc nói, cô vốn nghĩ mình sẽ nhìn thấy một người hệt như A
Phàm Đề (4), tuy không nhất định phải cưỡi lừa quấn khăn trên đầu nhưng
chí ít cũng phải mày cao mắt sâu, tràn đầy phong tình vùng xa xôi. Đây lại
không như vậy, cậu học sinh chuyển tới từ Tân Cương có khuôn mặt chẳng
khác gì người Hán. Lúc đó trong mắt Chu Tiểu Bắc cậu ta chẳng có gì khác
biệt so với con trai chú Vương, anh trai Đại Nựu, hay đám khỉ trong đội
bóng rổ. Càng chẳng ra thể thống nữa là, ngay đến cái tên cậu ta cũng
không có nổi chút Tân Cương.
(4). Hay còn gọi là Nasreddin Afandi, là một nhân vật có nhiều giai
thoại hài hước nổi tiếng ở vùng Trung Đông, Trung Á, sống trong khoảng
thế kỷ XII – XIII, quốc tịch của ông đến nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ
ràng, nhưng người dân tộc Duy Ngô Nhĩ cho rằng ông sinh tại Ca Thập,
Tân Cương, Trung Quốc vào thế kỷ XII.
Cậu ta tên là Giang Nam, chữ Giang trong từ Giang Nam, chữ Nam
trong từ Giang Nam.
Nhìn đã chẳng có gì xuất chúng, tốt xấu cũng nên có một cái tên kiểu
như “Mãi Mãi Đề” chứ.
Hôm đó Chu Tiểu Bắc sạc cho Đại Nựu một trận rồi mất hứng ra về.
.
Thiếu nam thiếu nữ cấp Ba bị gió xuân hoóc môn giục giã đã bước đầu
hiểu về tình yêu, không ít các bạn học cùng trang lứa trong lòng đều đã cất
giữ một “bí mật nhỏ.” Đại Nựu cũng không phải ngoại lệ, cô bé thầm
thương trộm nhớ anh con trai lớn nhà chú Vương cùng tầng, nhưng chẳng
chịu chuyên tâm chút nào, trong lúc con trai chú Vương đi học xa nhà, cô
hôm nay để ý cán bộ học tập lớp bên, mai lại chăm chăm ngắm nghía cậu
học sinh mới chuyển đến tên Giang Nam, ngày kia nói không chừng lại