đường bằng phẳng và con đường gập ghềnh, có một số người sẽ chọn cái
thứ hai, bởi họ nghĩ rằng tình yêu cần vượt qua chông gai mới là tình yêu
chân chính.
Nhưng tình yêu chân chính cũng phải khuất phục trước quá nhiều gập
ghềnh.
Năm thứ hai sau khi Chu Tiểu Bắc thi lên tiến sĩ, Khảm Man Nhĩ u uất
lâu ngày chết vì ung thư dạ dày. Chu Tiểu Bắc đã từng đi thăm cô vì không
yên tâm về Giang Nam. Ánh trăng sáng trong ngày xưa trước khi lâm
chung chỉ còn như một gốc rạ khô, nhưng khi Giang Nam ôm con nhìn cô,
ánh mắt anh như thể đang nhìn thấy dáng vẻ đẹp nhất của vợ.
Khảm Man Nhĩ trước khi lâm chung giữ chặt lấy tay Giang Nam không
chịu buông. Cô rất thích gọi Giang Nam bằng cái tên “Ngải Lý Phủ A ka”,
“A ka” trong tiếng Duy là cách gọi thân mật của cô gái dành cho người
yêu, còn “Ngải Lý Phủ” là tên dân tộc Duy cô đặt cho Giang Nam. Lúc đó
Chu Tiểu Bắc đã ở Tân Cương được hơn ba năm, cũng hiểu biết đôi chút về
phong tục tập quán nơi đây. Nếu như Giang Nam là Ngải Lý Phủ, vậy
Khảm Man Nhĩ nhất định tự coi mình là Trại Nãi Mỗ. Câu chuyện tình yêu
của họ được lưu truyền đời đời trong dân tộc Duy bằng các làn điệu dân ca,
ngay đến Đao Lang (1) cũng biết hát:
.
Từ nhỏ đã cùng nàng thề hẹn thanh mai trúc mã dưới núi trời Hai ta vốn
là những người hạnh phúc nhất dưới bầu trời này Trại Nãi Mỗ nàng là bông
hoa lựu đẹp nhất trong các loài hoa Ngải Lý Phủ ta lại là a ka cô độc trên
Bác Cách Đạt Tiếng hát réo rắt hàng đêm đều bầu bạn cùng nàng Tiếng đàn
của ta lại trôi dạt nơi Bác Cách Đạt xa xôi Vì tình yêu mà ta tha hương nơi
cuối trời Kiếp này nào được cùng nàng chung sống thành thần thoại …