Fades with Age: The Crime-Genius Connection" cho thấy rằng, ít nhất đối với
đàn ông, hôn nhân có tác động tiêu cực rất đáng chú ý về kết quả đầu ra đối với
các nhà khoa học, tác giả, nghệ sĩ nhạc jazz, họa sĩ, và thậm chí là với tội phạm.
Tác giả của nghiên cứu, Satoshi Kanazawa, viết rằng, "Các nhà khoa học nhanh
chóng ngừng nghiên cứu sau hôn nhân, trong khi những người không kết hôn vẫn
tiếp tục tạo ra những đóng góp khoa học tuyệt vời trong những năm tháng về
sau."
Tất cả những điều trên đúng khi bạn đã có một công việc thỏa nguyện giấc
mơ. Nhưng nếu như bạn không có (điều đúng với hầu hết chúng ta) thì sao? Tôi
chắc rằng điều này cũng không có gì bất ngờ, nhưng làm việc điên cuồng khi
không có đam mê còn để lại những tác động tiêu cực nghiêm trọng hơn. Ở Nhật,
tình trạng này đã vượt quá kiểm soát. Tại đây, không còn lạ gì khi nghe có người
chết vì làm việc quá sức. Vấn đề phổ biến đến nỗi có cả một từ tiếng Nhật dành
riêng cho nó: karõshi (quá lao tử). Tình trạng ấy không hề hiếm, đến nỗi cụm từ
này đã được đưa vào từ điển năm 2002. Vấn đề lớn đến độ nó đã được chính phủ
ghi nhận và bắt đầu tiến hành theo dõi từ năm 1987. Số người chết do karõshi ở
Nhật tương đương với tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông.
Những ca tử vong thường được quy kết do đau tim hay đột quỵ, những hành
vi tự tử không phải là không có, và nó thậm chí còn có một từ riêng nữa:
karõịisatsu (quá lao tự sát). Các công ty bảo hiểm đã nhiều lần trả tiền cho các vụ
kiện liên quan đến vấn đề này, và các gia đình đã nhận được tiền đền bù thiệt hại
tương đương hơn 1 triệu đô la. Khi được khảo sát, 90% nhân viên Nhật Bản thậm
chí không hề biết đến khái niệm cân bằng công việc-cuộc sống. Để giải quyết vấn
đề, vài văn phòng công ty giờ đây bật một đoạn thông báo vào cuối ngày làm việc
với nội dung đại loại là "HÃY VỀ NHÀ."
Hầu hết chúng ta sẽ không bao giờ làm việc quá sức đến mức độ đau tim hay
tự sát. Ờ không đến mức ấy, chúng ta chỉ có tới mức khiến đời mình khốn khổ mà
thôi. Chúng ta thường gọi đó là tình trạng "kiệt quệ" (hay "đuối"), nhưng hấp dẫn
ở chỗ, các nhà tâm lý đã phát hiện kiệt quệ không phải là căng thẳng quá độ; nó
khá giống chứng trầm cảm lâm sàng. Nghiên cứu "Comparative Symptomatology
of Burnout and Depression" ghi nhận, "Phát hiện của chúng tôi không ủng hộ
quan điểm cho rằng kiệt quệ và trầm cảm là hai dạng thức khác biệt."
Chúng ta đều trải nghiệm những lần căng thẳng và hầu hết đều kháng cự lại
tốt sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Christina Maslach, một trong những nhà