tìm hiểu cách họ tránh bị kiệt quệ, một trong những yếu tố then chốt họ đề cập
chính là "chia sẻ vấn đề với gia đình và bạn bè."
Ai cũng có giới hạn của riêng mình, và để có được một cuộc sống trọn vẹn,
chúng ta cần có cả sự nghiệp phù hợp lẫn sự ủng hộ từ những người thân yêu.
Tác giả Sam Harris đã nói trong một bài phỏng vấn với The Atlantic:
Có lẽ đúng là một số thành tựu nhất định cần có những nhu cầu thành tựu
loạn thần hay nỗi khát khao tiền tài và quyền lực. Rất nhiều thành tựu nghệ thuật
xuất phát từ nỗi u mê ảo vọng ích kỷ. Và nếu như một người vĩnh viễn xóa bỏ ảo
vọng của cái tôi, anh ta có thể sẽ không viết nên được những tiểu thuyết tuyệt vời
hay khởi sự được một công ty như Apple. Tư duy buông bỏ có lẽ không phù hợp
với việc trở thành người như Nabokov hay Steve Jobs. May mắn thay, chưa có ai
buộc phải lựa chọn mình nên trở thành một nghệ sĩ hay doanh chủ vĩ đại hay nên
thành Phật. Đối với tôi, câu hỏi đáng lưu tâm hơn là ta phải loạn thần, bất hạnh,
và tự lừa dối đến mức độ nào để có thể sống một đời cống hiến. Tôi nghĩ rằng,
nhìn chung, câu trả lời là không cần [loạn thần, bất hạnh, và tự lừa dối] đến mức
mà hầu hết chúng ta đang phải trải qua.
Vậy tuy rằng làm việc một cách ám ảnh rất cần thiết đối với các thành tựu to
lớn, nó không hề đưa đến một cuộc sống vẹn toàn hay cân bằng.
Điều này lại khơi lên những câu hỏi khác: Nếu muốn thành công nhưng
không muốn xa cách khỏi bạn bè và gia đình hoặc chịu đựng cơn trầm cảm hay
kiệt quệ, liệu ít hơn có thể thực sự biến thành nhiều hơn? Liệu có thể đồng thời
vui vẻ và vẫn thành công, hay đó chỉ là một giấc mơ hoang đường?
Giới võ sĩ Nhật Bản không thể làm gì hơn được nữa. Họ đã bị đánh bại hoàn
toàn trong trò chơi của chính mình. Thật xấu hổ.
Gia đình Gracie từ Brazil đã nâng jiujitsu - nhu thuật lên một tầm cao mới,
và trong môn võ thuật hỗn hợp này, tên tuổi của họ đồng nghĩa với chiến thắng.
Jiujitsu là một môn võ Nhật Bản — là một từ Nhật Bản — nhưng nó đã được
nâng tầm lên mức gần như hoàn hảo bởi một quốc gia ở nửa kia địa cầu. Nhà