nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này, cho biết tình trạng kiệt quệ thực sự
diễn ra khi ta không phù hợp với công việc đang làm. Đó cũng là lý do tại sao
những người đam mê có thể hủy hoại các mối quan hệ hay vượt qua được
ngưỡng kiệt quệ về mặt thể chất nhưng không hề "kiệt quệ" theo cách yếu đuối
như những người lao động bình thường. Nhà khoa học Cary Cherniss và David
Kranz nhận thấy kiệt quệ "hầu như vắng bóng trong các tu viện, trường học
Montessori, và trung tâm chăm sóc tôn giáo, nơi người ta xem công việc của
mình như một sứ mạng hơn là một công việc đơn thuần." Nhưng khi không cảm
thấy gắn kết với vai trò của mình, bạn sẽ thấy quá tải, thấy rằng nhiệm vụ của
mình không hề tương đồng với kỳ vọng hay giá trị của bản thân, và đó không chỉ
đơn thuần là do căng thẳng; bạn thực sự đang chuyển dịch quan điểm. Bạn cảm
thấy mình không thể tiến bộ, buông thả, rồi dần dà trở nên hoài nghi và bi quan.
Vậy kiệt quệ chính là mặt trái của lòng quyết tâm. Khi nói về anh lính SEAL
James Waters và nghiên cứu của Martin Seligman, ta thấy rằng khả năng phục
hồi thường xuất phát từ tư tưởng lạc quan. Còn kiệt quệ lại là kết quả của thái độ
bi quan đối với công việc. Thứ này chẳng đưa mình đến đâu cả. Mình không thể
chịu nổi nữa. Mọi chuyện sẽ không bao giờ khá nổi.
Vài người nghĩ rằng chỉ cần cứng cỏi lên là xong, nhưng khi bạn bi quan và
khốn khổ, sẽ rất khó mà cứng cỏi. Như Julia Boehm và Sonja Lyubomirsky đề
cập trong Journal of Career Assessment, thành công không thường dẫn đến hạnh
phúc giống như kiểu hạnh phúc dẫn đến thành công. Cũng như cách sự lạc quan
giữ cho bạn tiếp tục, kiệt quệ tạo ra một vòng xoáy bi quan khiến ta rất khó hoàn
thành nhiệm vụ bởi vì mọi thứ trông thật vô ích. Cuối cùng, bạn có thể nhận ra
mình đang nghĩ đến karõshi.
Vậy có giải pháp nào xử lý tình trạng này? Nhiều người nghĩ rằng chuyện
được tăng thu nhập khủng sẽ là khoản đền bù xứng đáng, nhưng họ đã sai.
Nghiên cứu "How Do Objective and Subjective Career Success Interrelate over
Time?" cho thấy thu nhập không gia tăng mức độ hài lòng trong công việc. Nhiều
tiền hơn không khiến công việc phù hợp hơn; vì lẽ đó, nó sẽ không giúp giảm
thiểu tình trạng kiệt quệ. Nếu đang làm quá sức trong một công việc không hợp
với bản thân mình, có lẽ đã đến lúc thay đổi.
Nếu bạn đang ám ảnh theo đuổi một sự nghiệp mình rất đam mê, giải pháp
sẽ không hề bất ngờ cho lắm. Bạn cần dành thời gian cho những mối quan hệ.
Khi American Medical Association tiến hành khảo sát những bác sĩ hàng đầu để