không chỉ làm giảm sự phản ứng quá mức của não đối với những thứ tiêu cực, mà
còn tăng cường phản ứng với những điều tốt đẹp.
Thế nghỉ ngơi và vui vẻ còn có lợi như thế nào nữa? Chợp mắt thì chỉ được
có tí chút nên hãy làm gì đó bự hơn: nguyên cả kỳ nghỉ chẳng hạn. Một nghiên
cứu ở Đức về các giáo viên cho thấy một kỳ nghỉ 2 tuần giúp gia tăng độ gắn bó
công việc và giảm thiểu tình trạng kiệt quệ lên đến cả tháng. Kỳ nghỉ giúp bạn
nạp đầy năng lượng. (Thoải mái xé trang này ra mang đặt lên bàn sếp nha.)
Những chuyện này không đồng nghĩa với việc bạn có thể thoải mái làm việc quá
sức và mất ngủ chỉ vì đã lên lịch nghỉ phép. Nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng mức
độ căng thẳng quá cao khi về làm việc sau kỳ nghỉ phép sẽ khiến cho đợt nghỉ
phép hết hiệu quả chỉ sau chưa tới 1 tháng. Bạn sẽ lại hết pin. Trong khi đó, nếu
sau khi nghỉ phép về, bạn lại vui vẻ hơn, thì tác động của kỳ nghỉ lại kéo dài ra.
Chúng ta cần vui vẻ. Chúng ta cần nghỉ ngơi. Những hoạt động này gia tăng
cơ hội thành công của ta và đồng thời cũng gia tăng lợi ích cho các sếp. Làm việc
miệt mài không nhất thiết đồng nghĩa với chất lượng. Việc lang thang lướt mạng
đã dạy cho chúng ta rằng số lượng không đồng nghĩa với chất lượng. Đừng làm
thêm nhiều việc nếu có thể làm việc hiệu quả hơn. Bạn nên giữ trong đầu tư
tưởng 80/20 của Peter Drucker và làm những việc tạo sự khác biệt thay vì tốn
thời gian cả ngày chỉ ngồi kiểm tra email.
Tony Schwartz phát biểu rằng, "Năng lượng, chứ không phải thời gian, mới
chính là tiền tệ nền tảng của hiệu suất làm việc." Đó là định tính chứ không phải
định lượng. Mỗi giờ đồng hồ không hề giống nhau. Chúng ta không phải máy
móc, và mô hình đánh giá bằng thời gian là thứ chỉ dành cho máy móc. Công
việc của chúng ta không phải là trở thành một cỗ máy, mà là tìm những việc thật
hay ho cho các cỗ máy thực hiện.
Chúng ta đã được nghe từ cả hai phía. Vâng, ám ảnh đam mê như Ted
Williams thì làm việc điên cuồng và nhận được kết quả tuyệt vời nhưng thường
phải trả giá đắt trong các mối quan hệ. Những người không được làm công việc
mơ ước thì có nhiều thứ để mất và đạt được quá ít thứ trong những giờ làm việc
dài dằng dặc. Không ai muốn trở thành người làm tăng con số karõshi cả. Vui vẻ,
ngủ nghỉ, và nghỉ phép đi chơi tuy hao phí thời gian làm việc nhưng có thể truyền
thêm lợi ích về mặt chất lượng và mức độ gắn bó.
Vậy tại sao câu hỏi cân bằng giữa công việc-cuộc sống lại lưỡng nan như
thế? Nó dường như không phải là một vấn đề lớn trong quá khứ... Hay cũng