CHÓ SỦA NHẦM CÂY - Trang 239

— với tốc độ hơn 12 m/s. Nhưng chúng ta vẫn cứ dậm chân và trợn tròn mắt. vẫn
không đủ nhanh.

Họ phát hiện ra rằng người ta chỉ có thể chờ đợi trung bình khoảng chừng 15

giây. Ở mức 40 giây, chúng ta bắt đầu nắm chặt tay. Khi khảo sát, những người
phải chờ 2 phút kể rằng cảm giác như thể 10 phút đã trôi qua. Thế nên họ tìm
cách đánh lừa chúng ta. Nhớ mấy tấm gương ở sảnh thang máy không? Không
phải thiết kế tinh tế gì đâu. Những tấm gương ở đó bởi vì khi nhìn vào chính
mình, chúng ta sẽ ít chú ý đến thời gian chờ đợi và bớt than phiền lại.

Nhưng tình hình cũng chẳng khá hơn khi ta đã bước vào bên trong. Nhà

thiết kế gọi đó là "thời gian giữ cửa" (door dwell) — tức là thời gian trước khi
cánh cửa đóng lại. Nó thường dưới 4 giây. Không quan trọng, vẫn không đủ
nhanh. Đố bạn cái nút nào thường được bấm đến nỗi sờn cả sơn ở các buồng
thang máy? Gleick xác nhận rằng đó là nút ĐÓNG CỬA.

Điều này dẫn ta đến cuộc thảo luận về sự cân bằng giữa công việc-cuộc

sống. Liệu chúng ta có luôn cảm thấy thiếu thốn thời gian? Có phải cha mẹ và
ông bà chúng ta cũng có cùng cảm giác đó? Trong vòng 10 năm, từ 1986 đến
1996, sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống chỉ được đề cập 32 lần. Nhưng chỉ
trong năm 2007, nó được đề cập đến 1.674 lần. Thời gian đã thay đổi tất cả.

Có một điều rõ ràng: Con người giờ đây làm việc nhiều hơn. Khi Harvard

Business Review khảo sát trên 15.000 người có mức lương hàng đầu trong tốp
6% người Mỹ, họ nhận thấy 35% số người tham gia nói rằng họ làm việc hơn 60
giờ/tuần và 10% dành đến hơn 80 giờ/tuần làm việc. Trong số những người qua
đào tạo đại học có công việc toàn thời gian ở Mỹ, chỉ 22,2% người làm việc 50
giờ/tuần vào năm 1980. Vào năm 2001, con số này đã là 30,5%. Điều này lý giải
tại sao rất nhiều người cảm thấy mình "giàu tiền bạc, nghèo thời gian." Mà dĩ
nhiên, cũng có nhiều người còn nghèo cả về tiền bạc lẫn thời gian nữa.

Dĩ nhiên, những giờ làm việc đó có cái giá của nó. Khi HBR trò chuyện với

tốp 6% người có lương khủng làm việc 60 giờ/tuần trở lên, họ nhận thấy "hơn
69% tin rằng mình sẽ khỏe hơn nếu giảm cường độ làm việc đi; 58% nghĩ rằng
công việc ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó của họ với con cái; 46% nghĩ rằng
nó ngáng đường quan hệ giữa họ với bạn đời; và 50% cho rằng công việc làm cho
họ không thể thỏa mãn trong đời sống tình dục."

Như bạn có thể tưởng tượng, nó ảnh hưởng rất lớn tới niềm hạnh phúc. Hầu

hết nghiên cứu trong quá khứ đều cho thấy người lớn tuổi cảm thấy hạnh phúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.