CHÓ SỦA NHẦM CÂY - Trang 246

Ở mỗi thang đo, bạn cần đạt được mức nào để cảm thấy thành công? Có thể

sẽ khá đáng sợ nếu phải quyết định ngay là mình cần cân bằng 4 yếu tố này như
thế nào trong phân còn lại của cuộc đời. Bạn không cần phải quyết xa vậy đâu.
Những gì thỏa mãn chúng ta khi 10 tuổi không còn đúng khi ta 20 và cũng không
hề đúng khi ta 80. Mọi chuyện sẽ thay đổi và điều đó cũng ổn thôi. Những chi tiết
cụ thể sẽ thay đổi, nhưng những giá trị của bạn có lẽ sẽ không thay đổi nhiều đến
vậy.

Bạn cần đóng góp cho cả 4 nhu cầu này thường xuyên. Nếu bỏ lơ bất kỳ cái

nào, bạn sẽ sa vào chiến lược trộn đều. Đo lường cuộc sống bằng 1 thước đo duy
nhất là cách không hề chính xác. Trì hoãn bất cứ nhu cầu nào quá lâu cũng đều
mang lại hậu quả. Có một câu nói của Warren Buffett mà tôi rất thích: "Tôi luôn
lo lắng cho những người nói rằng, 'Tôi sẽ làm việc này trong 10 năm; dù tôi cũng
không thích nó lắm. Và rồi sau đó tôi sẽ làm cái này...' Nói vậy kiểu như để dành
chuyện tình dục cho tới khi già mới đụng tới vậy. Không phải là một ý tưởng tốt."

Tất cả những điều trên đã rõ, nhưng chúng ta vẫn phải đi đến mấu chốt của

vấn đề cân bằng công việc-cuộc sống: Bạn muốn vẽ đường ranh giới ở đâu? Làm
thế nào biết được khi nào mình đã có đủ "chiến thắng" và cần bỏ nhiều công sức
hơn vào khoản "đáng trông cậy" hay "lớn lao"?

Một điểm khởi đầu lý tưởng là tự hỏi: Như thế nào là "tốt vừa đủ”?
Cách nghĩ này không hiệu quả cho lắm đối với rất nhiều người — và đó

cũng là lý do tại sao chúng ta gặp vấn đề cân bằng công việc-cuộc sống. Tư
tưởng "chỉ trở thành kẻ tốt nhất" không hề hiệu quả trong một thế giới nơi sự lựa
chọn và cạnh tranh không hề có giới hạn. Từng có đến 26 loại dầu gội Head &
Shoulders khác nhau. Hãng Procter & Gamble sau đó nói rằng "Đủ rồi" và cắt
xuống còn 15 loại, một động thái đã làm gia tăng 10% lợi nhuận.

Barry Schwartz nói rằng ta thường không nhận ra là những hạn chế lại rất

được đón nhận. Hạn chế khiến việc ra quyết định dễ dàng hơn. Hạn chế khiến
cuộc sống đơn giản hơn. Hạn chế khiến "quyết định sai không phải lỗi của bạn."
Thế nên hạn chế giúp ta hạnh phúc hơn. Ta tin rằng những hạn chế đó rất đáng
đánh đổi. Tự do không giới hạn chỉ làm ta tê liệt và bị ngợp trước những lựa
chọn. Và cách duy nhất để có được những giới hạn phù hợp chính là tự xác định
giới hạn dựa trên hệ giá trị của chính mình.

Mọi người thường xử lý vụ có quá nhiều lựa chọn theo 2 cách: "tối đa hóa"

hoặc "hy sinh." Tối đa hóa là khám phá tất cả các phương án, cân đo đong đếm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.