sửa chữa tốn kém ra sao... Ngay cả khi người mua là một cô giáo tiểu
học trong một ngôi làng hẻo lánh khốn khổ.
Đầu tiên cha tôi đã không bán căn hộ gia đình, nhưng ông đem cầm
nó lấy bốn nghìn đôla của một người bạn mà ông đã đồng ý cho giá vụ
bất động sản này là khoảng ba mươi nghìn đôla. Tuy nhiên cha tôi
hiểu rõ rằng ông không có khả năng hoàn lại cho người bạn số tiền
bốn nghìn kia. Trên thực tế, dù có thú nhận hay không thì cha tôi đã
hiểu điều ấy từ trước khi bán căn hộ, hay chính xác hơn là từ trước khi
ông buộc phải bán. Làm sao ông có thể tưởng tượng mình có khả năng
trả ông bạn bốn nghìn kia chứ? Ông nghĩ là ông trông cậy được vào
anh trai tôi ở Mỹ? Ông biết thừa rằng anh ấy đã quên chúng tôi từ lâu
và những ai ở hoàn cảnh của anh ấy đều chán ngấy khi phải gửi một
khoản tiền lớn về nhà, đó có thể là lý do bị khép tội tiếp tế tài chính
cho các tổ chức khủng bố. Người ta còn kể là sau ngày 11 tháng 9, anh
đã bắt đứa con gái tám tuổi của anh phải nhuộm tóc vàng.
Thế đấy, cha tôi đã mượn số tiền ấy, dù biết chính xác chuyện gì sẽ
xảy ra sau này. Ông đã làm thế để trả các tình phí, thanh toán cho
Leila chỗ tiền mà nàng không thể trả hết cho tôi để mua chiếc xe ấy.
Một “chiếu cố” mà nàng cũng gợi ý với tôi nhưng tôi không nói gì.
Leila không gọi điện cho tôi nữa, và khi tôi gọi lại thì một giọng như
người máy trả lời bằng ba thứ tiếng rằng số máy này không còn hoạt
động nữa. Nàng đã đổi số điện thoại? Cha tôi đã thuê cho nàng một số
mới? Ông hoàn toàn có thể làm việc ấy, ông có bao giờ coi tiền là cái
quái gì đâu và luôn luôn tự cho phép mình như thế. Ông cười cợt
chuyện tiền nong, không dừng lại ở bề ngoài.
Cái quan trọng với ông là sự giàu có trong trái tim chứ không phải
cái mà người ta có trong ví.
Rồi Leila cũng đến, sau những ngày xa cách.
Nàng gọi cho tôi, mào đầu bằng câu nói quen thuộc: “Lâu quá rồi
không gặp nhau nhỉ!” Suýt nữa thì tôi nổi đóa, nhưng lại kìm được và
đáp lại nàng bằng cùng cái giọng ấy, chậm rãi, tự nhiên: “Đúng thế